コンテンツにスキップ キサイドバー 生物多様性保全への取り組

GIÁ NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI CÒN TĂNG ĐẾN BAO GIỜ?

Cục Chăn nuôi nhận định giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính chưa có chiều hướng giảm ngay trong quý II, dự kiến sẽ giảm dần và ổn định từ tháng 7.

Giá nguyên liệu chỉ tăng tới 30%

Theo số liệu từ Cục Chăn nuôi, giai đoạn từ năm 2015 đến Quý III/2020 nhìn chung giá ổn định, thậm chí có thời điểm giảm dần.

Giá các loại nguyên liệu chính của thức ăn chăn nuôi bắt đầu tăng từ tháng 10/2020 và tăng cao đến thời điểm hiện nay với mức tăng trung bình từ 30-35%, tuy nhiên giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm chỉ bắt đầu tăng nhẹ từ tháng 12/2020 đến nay.

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi còn tăng đến bao giờ? - Ảnh 1.
Biến động giá đậu tương giao sau ở thị trường Mỹ trong vòng 6 tháng qua. (Nguồn: Investing.com, đơn vị USD/100 giạ)
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi còn tăng đến bao giờ? - Ảnh 2.
Biến động giá ngô giao sau ở thị trường Mỹ trong vòng 6 tháng qua. (Nguồn: Investing.com, đơn vị USD/100 giạ)

Nguyên nhân là do giai đoạn này các doanh nghiệp đang còn nguồn nguyên liệu dự trữ với giá thấp.

Giá các loại ngũ cốc trên thị trường thế giới đều tăng cao và thiết lập ở mặt bằng giá mới như hiện nay.

Chi phí sản xuất tăng cao, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mùa màng, các quỹ đầu tư lớn chuyên hướng sang đầu cơ nông sản và trung quốc tăng mua ngũ cốc phục vụ sản xuất, chăn nuôi trong nước.

Do ảnh hưởng của dịch bênh COVID-19 dẫn đến thiếu tàu biển và container vận chuyển hàng hóa nên chi phí vận chuyển tăng tới 200 – 300%. Điều này tác động lớn đến giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Argentina là nước cung cấp số lượng lớn ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương cho thị trường thế giới đã có biểu tình, đình công tại các cảng biển vào tháng 1-2/2021 làm cản trở việc xuất khẩu các lô hàng đã được ký kết với khách hàng, trong đó có nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Mặt khác để đảm bảo an toàn nguồn cung trong nước, Chính phủ Argentina đã quyết định tạm dừng xuất khẩu ngô hạt đến ngày 28/2.

Tình hình hạn hán từ tháng 3/2021 trở lại đây tại một số tỉnh của Brazil làm ảnh hưởng đến sản lượng của vụ ngô chính vụ của nước này.

Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm chỉ tăng 10 – 15%, doanh nghiệp gặp khó

Tính từ lần tăng giá đầu tiên tại thời điểm cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm trong nước đã tăng trung bình từ 5-6 đợt với mức tăng 200-300 đồng/kg/lần. Tổng mức tăng chung là 10-15% (tương đương 1.000-1.500 đồng/kg, tùy từng loại).

Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, giá nguyên liệu thông thường chiếm khoảng 80-85% so với giá thành sản xuất; chi phí khác như nhiên liệu, khấu hao, nhân công, lãi vay, lương… chiếm khoảng 10-15%.

Điều này đẩy doanh nghiệp vào tình huống khó khăn bởi giá thành phẩm tăng không tương xứng với giá nguyên liệu đầu vào. 

Điển hình như Dabaco – một trong những doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn tại Việt Nam, biên lợi nhuận gộp thành phẩm sản xuất giảm 2,7% trong quý I/2021. 

Dabaco cho biết do ảnh hưởng của dịch COVID-19 cộng thêm bệnh dịch tả heo châu Phi chưa ổn định khiến các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước bị ảnh hưởng nặng nề. 

Cũng giống như nhiều ngành sản xuất khác, đây là giai đoạn với nhiều thách thức cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi khi phải đối mặt với việc thiếu nguyên liệu sản xuất do nhiều nước đã tạm dừng việc thông thương làm dứt gẫy chuỗi cung ứng.

Mặt khác việc tìm đầu ra cho các sản phẩm khó khăn bởi các hộ chăn nuôi trong nước tái đàn rất rè rặt, manh mún.

Hay với Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (ANCO) mới đây đưa ra mục tiêu lợi nhuận 2021 ở mức khiêm tốn chỉ 0 – 30 tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2020, công ty này ghi nhận mức lợi nhuận sau thuế ở mức 424 tỷ đồng

ANCO cho biết năm 2020 là một năm đầy khó khăn khi ngành chăn nuôi heo trong nước vẫn chưa thoát khỏi dịch tả heo châu Phi (ASF), và giá heo hơi vẫn đứng ở mức cao – thị trường thức ăn chăn nuôi cả nước tiếp tục suy giảm ở mức 18,2%; thị trường thịt cả nước giảm 17,5%.

Một doanh nghiệp lớn khác là Hòa Phát cũng không ngoại lệ khi vẫn phải bán thức ăn chăn nuôi cho các đại lý thay vì tập trung cho hoạt động chăn nuôi nội bộ. 

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của Tập đoàn Hòa Phát,  một cổ đông kiến nghị công ty chỉ nên dùng cho hoạt động chăn nuôi nội bộ thay vì bán ra ngoài để tránh lỗ.

Tuy nhiên, ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát cho rằng: “Kể cả lỗ, Hòa Phát vẫn phải bán thức ăn chăn nuôi ra ngoài để duy trì hệ thống đại lý. Bản thân mảng trứng gà Hòa Phát cũng đang lỗ nhưng vẫn phải bán vì còn phải xây dựng hệ thống đại lý.

Phải mất rất nhiều thời gian để xây dựng hệ thống này. Các đại lý đang hoạt động tốt. Không có việc hạn chế bán thức ăn chăn nuôi cho các đại lý để sử dụng cho hoạt động chăn nuôi nội bộ”.

Theo Báo cáo thường niên của Hòa Phát, lợi nhuận lĩnh vực nông nghiệp của Hòa Phát trong năm 2020 cao gấp 3 lần so với cùng kỳ 2019 với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các mảng chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi.

Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi còn tăng đến quý II/2021

Cục Chăn nuôi nhận định giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính chưa có chiều hướng giảm ngay trong quý II, dự kiến sẽ giảm dần và ổn định từ tháng 7.

Giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm sẽ còn tăng, tối thiểu là 5-10% (500-1.000 đồng/kg) tùy loại để đạt mức tăng chung là 20% thì mới có thể dừng lại, khi đó thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho heo thịt và gà thịt ở giai đoạn vỗ béo có thể sẽ lên mức trên 11.000 – 11.300 đồng/kg và đây là mức giá đã được thiết lập vào năm 2014. 

Trao đổi với người viết, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng trong bối cảnh khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp cần tiết kiệm nguyên liệu để giảm giá thành sản xuất. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tận dụng nguyên liệu sẵn có ở trong nước hạn chế nhập khẩu. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời bởi các nguyên liệu sẵn trong nước như bã sắn, cám điều chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu trong nước, còn lại vẫn phải dựa vào nhập khẩu. 

Ngoài ra, ông Dương cho biết Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã kiến nghị với Bộ Công Thương đàm phán với các nước cung ứng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho Việt Nam với giá ưu đãi. 

Trong báo cáo thường niên 2020, Dabaco cho biết công ty đã dự đoán trước tình hình dịch bệnh COVID-19 sẽ còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến việc nhập khẩu nguyên liệu Dabaco thu mua đảm bảo đủ lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất và dự trữ theo kế hoạch.

ANCO cho biết: “Đối với các loại nguyên liệu có mức giá biến động mạnh, chúng tôi thường xuyên theo dõi thị trường và chọn thời điểm mở thầu thích hợp để có thể chốt mua với mức giá tốt. Đối với các loại nguyên có mức giá ổn định, chúng tôi thường ký hợp đồng mua dài hạn với nhà cung cấp”

Chi phí nguyên liệu nhập khẩu trong những năm qua chiếm khoảng 80% tổng chi phí nguyên vật liệu được sử dụng của ANCO.
Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết

Leave a comment