Người chăn nuôi “tăng xông” vì thức ăn chăn nuôi tăng giá
Sau đợt tăng giá lần thứ 7 cách đây 2 tháng thì vài ngày trở lại đây, giá thức ăn chăn nuôi lại tiếp tục đợt tăng giá mới lần thứ 8 mà không một ai mong muốn.
Theo thông tin từ các chủ đại lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đợt tăng giá lần này đã bắt đầu từ đầu tháng 7. Như vậy, trong vòng 9 tháng qua (tính từ cuối năm 2020 tới nay), sau 8 đợt tăng giá, thức ăn chăn nuôi đã tăng khoảng 60.000 – 70.000 đồng/bao 25 kg. Tùy thuộc vào hãng, đơn vị sản xuất khác nhau, giá thức ăn chăn nuôi tổng hợp các loại dành cho lợn nái, lợn con, gà, vịt… hiện dao động từ 300.000 – 360.000 đồng/bao 25 kg.
Thức ăn chăn nuôi tăng giá lần thứ 8 liên tiếp
Trước thông tin này, hầu hết người chăn nuôi đều không thể lạc quan nổi. Nhất là trong bối cảnh giá lợn hơi đang giảm mạnh và giá gia cầm vẫn đang ở mức thấp.
Người dân đối mặt với việc giá thức ăn chăn nuôi cao
Anh Đặng Thái Mạnh – người chăn nuôi ở huyện Thạch Hà cho biết: Nguồn thu nhập của gia đình chủ yếu từ nuôi gà và lợn, với hơn 1.500 con gà và 20 con lợn. Mỗi ngày gà và lợn đều tiêu thụ một lượng lớn thức ăn. Thế nhưng hơn nửa năm nay, giá cám cho gà và lợn tăng chóng mặt. Hầu như tháng nào cũng tăng khoảng 7.000 đồng/bao 25 kg khiến anh không khỏi chán nản.
Anh Mai Xuân Quang ở huyện Can Lộc chia sẻ, năm ngoái, mỗi bao cám tổng hợp có giá 280.000 đồng, giờ đã tăng lên 350.000 đồng. Trước mỗi ngày mất khoảng 20.000 đồng tiền cám thì giờ phải 30.000 đồng. Đợt dịch viêm da nổi cục vừa rồi cũng khiến gia đình thiệt hại hơn 60 triệu đồng. Hiện vẫn còn 10 ngăn chuồng trống nhưng anh không đủ vốn để mua thêm bò cũng như nuôi chúng nữa.
Tình cảnh giá cám tăng cao, giá lợn lại giảm mạnh. Khiến những người chăn nuôi như anh Mạnh và ông Quang gặp không ít khó khăn trong việc duy trì số đàn lợn. Hơn nữa, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trước đó cũng khiến người chăn nuôi chưa thể hồi vốn. Gánh nặng về vốn đầu tư sản xuất càng thêm nặng nề.
Còn với những hộ nuôi gia cầm. Tình cảnh còn khốn khó hơn khi mà nhiều tháng qua giá gia cầm ở mức thấp. Đối mặt với đợt tăng giá thức ăn lần này, không ít hộ đã phải bán gà non chưa tới lứa để giảm bớt chi phí.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho biết:
Thức ăn chăn nuôi chiếm phần lớn trong chi phí sản xuất. Vậy nên giá thức ăn liên tục tăng làm đội chi phí sản xuất đầu vào. Từ đó làm giảm lợi nhuận chăn nuôi. Khó khăn này đã khiến nhiều hộ chăn nuôi lo lắng, dè chừng, ngại đầu tư. Làm ảnh hưởng đến việc ổn định hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Cổng Nông Dân