Skip to content Skip to footer

SỬ DỤNG TỎI TRONG TRỊ BỆNH NHIỄM KHUẨN CHO THUỶ SẢN

Description: Sử dụng tỏi trong trị bệnh nhiễm khuẩn cho động vật thủy sản

Tỏi (Allium sativum) không chỉ làm gia vị cho các món ăn, còn có tác dụng rất lớn cho sức khỏe của người và còn được sử dụng nhiều trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn của động vật thủy sản (ĐVTS). Tỏi có vị cay, tính ôn có tác dụng giải độc, sát trùng, chữa các bệnh do nhiễm khuẩn, chữa chứng chướng bụng do ăn thức ăn khó tiêu.

1. Ứng dụng của tỏi trong y học

Tỏi đã được các vị thầy thuốc xưa kia ca ngợi như một vị thuốc có giá trị. Hippocrates đã xem tỏi là môn thuốc tốt để trị các bệnh nhiễm độc, bệnh viêm, bệnh dạ dày và tích nước trong cơ thể. Galen đã khen ngợi tỏi như môn thuốc trị được nhiều bệnh. Pedanius Dioscorides (một danh y Hy Lạp) thì cho thấy tỏi giúp giọng nói trong trẻo, làm bớt ho và thông tắc nghẽn ở mạch máu. Tỏi còn làm lợi tiểu, bớt đau răng, chữa bệnh ngoài da và chữa cả bệnh hói tóc.

Trong chiến tranh thế giới thứ I, người Nga đã dùng tỏi để trị các bệnh nhiễm trùng. Họ gọi tỏi là thuốc kháng sinh. Các bác sĩ Anh cũng biết dùng tỏi để trị vết thương nhiễm độc trên chiến trường. Khi có dịch cúm vào đầu thế kỷ XX, nhiều quốc gia trên thế giới đã dùng tỏi như một phương tiện để chống lại sự hoành hành của bệnh do vi rút cúm gây ra. Dân Nga xưa kia có tập quán ngâm tỏi với rượu vodka, để lâu hai tuần rồi uống và tin là sẽ được trường thọ. Dân Ukraina uống nước chanh ngâm tỏi để làm tăng sức lực, giữ cho người trẻ lâu. Trẻ con Ý được cha mẹ cho mang một túi tỏi nhỏ trên cổ để ngừa các bệnh truyền nhiễm. Dân da đỏ bắt chước đoàn thám hiểm Tây Ban Nha dùng tỏi để trị các bệnh khó tiêu, đau bụng, đau tai. Đặc biệt họ rất ít bị bệnh yết hầu vì dùng nhiều tỏi, mùi tỏi làm cuống phổi mở rộng, hô hấp dễ dàng. Người Mỹ xưa kia chữa bệnh tim phổi bằng cách đắp tỏi giã nhỏ lên chân để tỏi hút hết chất độc, đưa ra ngoài. Các bác sĩ đã chữa bằng tỏi và thấy có tác dụng trong việc diệt trực khuẩn lao.

Tỏi có tác dụng chống lại tiến trình phát triển khối u và ung thư. Ăn càng nhiều tỏi càng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tỏi còn giúp làm giảm LDL (cholesterol xấu) tăng HDL (cholesterol tốt), do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, chống xơ cứng động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại vi. Mỗi ngày dùng tỏi tươi hoặc chế phẩm từ tỏi sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, chống bệnh tăng huyết áp, chống nhồi máu cơ tim và chống tai biến mạch máu não.

Tỏi có tác dụng gia tăng sự phóng thích insulin tự do trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan, giảm lượng đường trong máu và trong nước tiểu. Dùng tỏi thường xuyên có thể chữa bệnh tiểu đường type II. Tỏi có tác dụng ngăn sự đóng máu cục – một nguy cơ của chứng đột quỵ và tai biến mạch máu não. Các thầy thuốc xưa kia đều biết rằng tỏi làm máu loãng hơn. Tác dụng này diễn ra rất mau, chỉ vài giờ sau khi dùng tỏi.

Chưa có trường hợp nào do ăn nhiều tỏi mà làm cho máu loãng rồi dễ xuất huyết, vì tỏi chỉ làm máu loãng tới mức bình thường. Tinh dầu tỏi có khả năng tiêu diệt một số vi sinh có hại mà không làm mất đi những vi sinh vật có lợi trong cơ thể. Tỏi làm tăng tính miễn dịch của cơ thể đối với vi khuẩn. Ngoài ra, tỏi cũng được dùng để trị bệnh hen suyễn và viêm phổi ở trẻ em.

2. Thành phần hóa học của tỏi

Tỏi có chứa chất alliin, một axit amin hữu cơ khi bị đập dập chất này kết hợp với men Allicinase có trong tỏi để biến thành Allicin. Allicin là một sulfua hữu cơ có mùi đặc trưng, không có màu, có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Chất allicin có có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetracycline. Tỏi cũng có công hiệu để trị bệnh sán, giun kim, các bệnh nấm… Cơ chế tác động của allicin là gây ức chế quá trình tổng hợp protein, DNA và RNA làm chậm quá trình sinh trưởng của vi sinh vật.

<em>Công thức hóa học của hợp chất Allicin<em>


3. Ứng dụng của Tỏi trong điều trị bệnh ĐVTS

Nuôi trồng thủy sản nước ta đã có những bước tiến đáng kể trong vài năm gần đây, nhưng dịch bệnh do vi sinh vật gây ra là một trong những khó khăn chính ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế cũng như sự phát triển bền vững của nghề. Để phòng trị dịch bệnh trên động vật thủy sản thì việc sử dụng rộng rãi nhiều loại kháng sinh và hóa chất là không thể tránh khỏi.

Trong thời gian gần đây, các nước nhập khẩu sản phẩm thủy sản của việt Nam như Mỹ, Châu Âu, và Nhật đưa ra nhiều tiêu chuẩn khắt khe về tồn dư của các loại kháng sinh cũng như hóa chất trong các sản phẩm thủy sản gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Việc phát triển và ứng dụng các biện pháp thay thế sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản là hết sức cần thiết. Hiện nay có nhiều biện pháp thay thế sử dụng kháng sinh và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản đã được đưa ra như quản lý sức khoẻ động vật thủy sản bằng biện pháp tổng hợp, sử dụng các chế phẩm sinh học và sử dụng cây thuốc nam.

Việc sử dụng cây thuốc nam trong điều trị bệnh một số bệnh do tác nhân vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra có lịch sử lâu đời. Theo kinh nghiệm dân gian, có khá nhiều loại cây thuốc nam, thảo mộc đã và đang được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản như sài đất, tỏi, cây chó đẻ răng cưa, nhọ nồi…

Đề tài KN-04-12 năm 1990-1995 đã thành công trong việc tạo ra hỗn hợp của nhiều loại thảo dược trong việc hạn chế tác nhân gây bệnh trên cá nước ngọt. Các hợp chất có trong thảo dược rất phong phú, chúng được chia thành các nhóm bao gồm kháng sinh thực vật (phytocide) có tác dụng diệt khuẩn cũng như hạn chế sự sinh trưởng của các loại vi khuẩn như allicin có trong tỏi có tác dụng diệt khuẩn rất tốt.

Sử dụng tỏi trong điều trị bệnh không những hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, nó còn hạn chế hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn. Một lợi thế lớn nhất của việc sử dụng thảo mộc đó là chi phí thấp, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Ưu điểm nữa của việc sử dụng tỏi đó là dễ tìm kiếm ngoài tự nhiên hoặc nông dân có thể tự trồng được. Tỏi là một loại thuốc nam được nông dân dùng nhiều nhất trong điều trị bệnh thủy sản.

Tỏi có tác dụng trong việc phòng trị bệnh đường ruột cho tôm cá. Tỏi có tính kháng khuẩn khá cao với hầu hết các chủng vi khuẩn phân lập được trên cá bị bệnh trong nước ngọt cũng như nước lợ và nước mặn. Chất chiết của tỏi tách cho kết quả kháng khuẩn cao. Khi dùng tỏi để phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn ở động vật thủy sản có thể dùng dạng bột tỏi, hoặc đập dập tỏi tươi ngâm với thức ăn hoặc chiết suất dịch chiết trong tỏi. Liều dùng 1-2g bột tỏi/kg cá/ngày liệu trình 5-7 ngày.

Vòng kháng khuẩn từ chất chiết của Tỏi

ThS. Kim Văn Vạn, Trưởng Bộ môn NTTS, ĐH Nông nghiệp Hà Nội

Nguồn: tepbac.com

Xem thêm về sản phẩm Tỏi lên men Mix-Alive

Xem thêm về Tỏi lên men có tác dụng phòng và trị bệnh tốt gấp nhiều lần tỏi tươi

Xem thêm về Thảo dược hiệu quả cho đường ruột tôm khỏe

Liên hệ tư vấn sản phẩm tại đây

Leave a comment