Skip to content Skip to footer

XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHĂN NUÔI TRONG TƯƠNG LAI

Mô hình trang trại nuôi bò công nghiệp

Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của thế giới và Việt Nam. Ngành chăn nuôi là một ngành nghề được đánh giá là có lợi thế trong tình hình phát triển kinh tế những năm gần đây.

Chỉ trong vài thập kỷ qua, chúng ta đã được chứng kiến rất nhiều bước tiến ngoạn mục của ngành này kể cả về quy mô, phương thức, chất lượng sản phẩm…

Tuy nhiến, đối mặt với sự cạn kiệt dần tài nguyên, nguồn lực kèm với sự thay đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, chúng ta vẫn phải tiếp tục phát triển và thay đổi để phù hợp hơn với tình hình chung của ngành nghề.

Xu thế phát triển ngành chăn nuôi chung của thế giới

Đô thị hóa là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi của Việt Nam cũng như thế giới. Việc đô thị hóa thường kéo theo suy giảm diện tích cho trồng trọt, chăn nuôi và dân số làm nông nghiệp đồng thời làm gia tăng sản lượng tiêu thụ của sản phẩm chăn nuôi.

Một trong các nguyên nhân gia tăng nhu cầu tiêu thụ là do tăng trưởng thu nhập. Ước tính đến năm 2050, tỉ lệ tăng trưởng thu nhập toàn cầu là 2.5%.  Tăng trưởng tiêu thụ các sản phẩm từ thịt, sữa… ở các nước công nghiệp được dự đoán sẽ chậm hơn so với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển.

Mặt khác, ở hầu hết các nước OECD đã có lượng hấp thụ calo cao của sản phẩm động vật (1.000 kcal/người/ngày trở lên), mức tiêu thụ sẽ không thay đổi, trong khi ở Nam Mỹ và các nước thuộc Liên Xô cũ sẽ tăng lên.

Dự báo mức tiêu thụ thịt và sữa bình quân/người/năm ở các nước phát triển đến năm 2030 tương ứng là 89 và 209kg và đến năm 2050 tương ứng là 94 và 216kg. Ở các nước đang phát triển đến năm 2030 tương ứng là 38 và 67kg, đến năm 2050 là 44 và 78kg.

Tổng mức tiêu thụ thịt, sữa ở các nước phát triển đến năm 2030 tương ứng là 121 triệu tấn và 284 triệu tấn, đến năm 2050 là 126 và 295 triệu tấn. Còn ở các nước đang phát triển, tổng mức tiêu thụ thịt và sữa đến năm 2030 tương ứng là 252 và 452 triệu tấn; đến năm 2050 là 326 và 585 triệu tấn.

Ở Việt Nam sự phát triển của ngành chăn nuôi cùng với việc thu nhập của người lao động tăng, dẫn đến thay đổi lớn trong cách chi tiêu. Theo một tính toán của Ngân hàng Thế giới, tổng chi tuyệt đối cho gạo giảm 4% trong khi chi cho thịt và sữa tăng gấp đôi. Tại khu vực đô thị, chi tiêu cho gạo giảm từ 25% (2002) xuống còn khoảng 17,2%, trong khi chi cho sản phẩm chăn nuôi tăng từ 32,7% lên 37,8% trong cùng kỳ. Tại khu vực nông thôn, chi tiêu cho gạo giảm từ 38,9% xuống 25,4% và chi cho sản phẩm chăn nuôi tăng từ 23,4% lên 34%.

Xu hướng phát triển chăn nuôi của Việt Nam

Thời gian qua, chăn nuôi bò sữa của nước ta phát triển tốt và đang dần tiệm cận các nước chăn nuôi bò sữa phát triển trên thế giới. Năm 2018, tổng doanh thu toàn ngành sữa ước đạt 109.000 tỷ đồng (khoảng 4.781 triệu USD). Dù Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 châu Á về sản lượng sữa và đứng thứ 4 về năng suất của đàn bò vắt sữa nhưng sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu và hàng năm nước ta vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn sữa và sản phẩm sữa để phục vụ tiêu dùng trong nước. Tính chung 3 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa là 266 triệu USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2018. Điều đó cho thấy ngành chăn nuôi bò sữa của nước ta có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Theo đánh giá của đại diện Cục Chăn nuôi, ngành chăn nuôi gia súc nhai lại các năm tiếp theo có nhiều cơ hội phát triển, bởi nhu cầu tiêu dùng trong nước về sản phẩm của gia súc nhai lại ngày càng tăng do bùng nổ dân số Việt Nam từ 95 triệu dân năm 2019 lên khoảng 100 triệu dân vào năm 2025 và do đô thị hóa, công nghiệp hóa cùng với tăng trưởng cao về khách du lịch ở nước ta.

Vì vậy, việc cải thiện, nâng cấp chất lượng, sản lượng của ngành này đang rất được quan tâm phát triển. Điển hình là việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thức ăn thân thiện với môi trường, tận dụng tối đa các nguồn nguyên liệu là phụ phẩm của những quá trình sản xuất trong công nghiệp.

Ajitein, sản phẩm đạm đơn bào / đạm nấm men, là kết quả của quá trình sản xuất bột ngọt bằng cách lên men nấm (yeast).

Sau quá trình lên men để sản xuất bột ngọt, phần xác nấm men trong dung dịch lắng đọng được tách và sấy khô theo qui trình chế biến. Đây là sản phẩm với nguồn đạm cao có thể thay thế hoàn toàn các sản phẩm từ động vật như bột huyết, bột xương, bột cá, bột thịt… với các chất dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ hơn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Với tác dụng của acid glutamic (bột ngọt), sản phẩm có khả năng tăng sự ngon miệng, kích thích sức ăn của vật nuôi, giúp tăng trưởng nhanh và cải thiện sức đề kháng của vật nuôi.

Sản phẩm đạm đơn bào / đạm nấm men Ajitein với hiệu quả kinh tế cao hiện đang được phân phối trực tiếp và độc quyền bởi công ty TNHH Tân Hữu Quí từ công ty Ajinomoto Việt Nam ở thị trường miền nam Việt Nam với nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, vui lòng truy cập:

http://tanhuuqui.com/san-pham/ajitein-dam-don-bao-dam-nam-men/

Để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và các ưu đãi hấp dẫn, hãy liên lạc ngay với chúng tôi:

Email:              kinhdoanh03@tanhuuqui.com

Call:                 0916.497.717

Fanpage:          http://tanhuuqui.com/

Leave a comment