Hiện nay có một thực tế là hầu hết các trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đều dùng kháng sinh cho vật nuôi. Điều đáng nói là hầu hết các loại kháng sinh này được sử dụng không chỉ để điều trị bệnh cho động vật mà còn để phòng ngừa bệnh.
Các nhà khoa học cho rằng, việc tồn dư lượng nhỏ thuốc kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi sẽ không gây hại cho bạn hoặc con bạn trong tương lai gần. Tuy nhiên lượng tồn dư kháng sinh trong các sản phẩm chăn nuôi thủy sản như thịt, cá, tôm, trứng… khó bị loại bỏ trong quá trình chế biến và bảo quản. Chúng sẽ tích tụ dần trong cơ thể và sau một thời gian sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Một số hậu quả của việc sử dụng sản phẩm tồn dư kháng sinh như: làm biến dạng triệu chứng bệnh lý, gây khó khăn cho công tác chẩn đoán, gây dị ứng, nhiễm độc gan, thận, thần kinh thính giác, xương… thậm chí gây ung thư.
Nếu người chăn nuôi sử dụng kháng sinh tràn lan sẽ dẫn tới hiện tượng kháng kháng sinh trên vật nuôi, tức là các loại vi khuẩn gây bệnh cho vật nuôi sẽ chống lại thuốc làm thuốc mất tác dụng.
Khi đó người chăn nuôi phải sử dụng thuốc với liều lượng cao hơn hoặc thay loại thuốc mới nặng “đô” hơn. Nguy hiểm hơn, kháng sinh tồn dư trong vật nuôi sẽ đi vào cơ thể con người khi dùng các sản phẩm từ chăn nuôi và cũng gây nên hiện tượng kháng kháng sinh ở người.
Để nghiên cứu ra một loại kháng sinh mới phải mất 5-10 năm và rất tốn kém, nếu hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra trong thời gian chưa tìm được loại kháng sinh mới thay thế sẽ là một thảm họa đối với nhân loại.
Đây là một nguy cơ rất lớn đối với sức khỏe cộng đồng khi các loại thuốc kháng sinh đang dùng bỗng dưng mất tác dụng. Sức khỏe của người bệnh và sau đó là cả cộng đồng sẽ suy yếu nếu không có kháng sinh thay thế và quy trình này cứ thế tiếp diễn.
CÁC SẢN PHẨM LIÊN QUAN