Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, từ ngày 4-4, Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam tăng giá các sản phẩm chăn nuôi cá thêm 400 đồng/kg. Trước đó, từ ngày 16-3, doanh nghiệp (DN) này cũng đã điều chỉnh tăng 400 đồng/kg với thức ăn cho heo con, tập ăn; tăng 300 đồng/kg với thức ăn hỗn hợp cho heo, gà, vịt, chim cút, gia súc…
Những DN lớn khác cũng đã tăng giá bán thức ăn chăn nuôi từ ngày 1-4 như: Công ty TNHH CJ Vina Agri điều chỉnh tăng 400 đồng/kg với tất cả thức ăn đậm đặc, thức ăn heo con, bò. Ngoài ra, công ty này còn tăng 300 đồng/kg với thức ăn cho heo nái, thịt; gà thịt, đẻ; vịt thịt; dê… Greenfeed Việt Nam tăng thêm 300-400 đồng/kg cho các sản phẩm chăn nuôi (tùy loại). Công ty TNHH Thức ăn chăn nuôi Việt Trung tăng tới 500 đồng/kg cho các sản phẩm thức ăn đậm đặc và 400 đồng/kg với các sản phẩm thức ăn hỗn hợp.
Đáng chú ý, từ cuối tháng 2 đến nay, các DN đã 3 lần tăng giá thức ăn chăn nuôi, còn nếu tính từ cuối năm 2020 đến nay đã có tới 11 lần điều chỉnh liên tiếp. Nguyên nhân được các DN đưa ra là do nguyên liệu sản xuất thời gian qua tăng cao.
Nhiều hộ nuôi heo bỏ chuồng trống do chăn nuôi lúc này không có lời.
Theo Cục Chăn nuôi, giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng liên tục từ tháng 10-2020 đến nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và gần đây lại thêm nguyên nhân xung đột Nga – Ukraine làm hạn chế nguồn cung. Nhóm ngũ cốc tăng mạnh nhất (so sánh tháng 3-2022 với tháng 3-2021): bắp hạt 10.200 đồng/kg (tăng 29,3%), khô dầu đậu nành 16.500 đồng/kg (tăng 33,4%), bã ngô (bắp) 10.300 đồng/kg (tăng 23,1%), lúa mì 9.850 đồng/kg (tăng 49,5%). Dự kiến giá nguyên liệu vẫn duy trì và tăng đến hết năm 2022 khi giá chào hàng nguyên liệu nhập khẩu về Việt Nam giao hàng sau tháng 8 tiếp tục cao hơn hiện tại như: bắp hạt 11.000 đồng/kg, khô dầu đậu nành hơn 17.000 đồng/kg. Do giá nguyên liệu tăng mạnh nên giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm cũng tăng theo. So với cùng kỳ năm 2021, giá thức ăn cho heo thịt xuất chuồng tăng 12.500 đồng/kg (tăng 18,4%).
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho biết một số nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi như bắp trước đây chỉ khoảng 4.500 đồng/kg, nay tăng lên 9.000 đồng; nguyên liệu lúa mì dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng tăng gấp đôi so với đầu năm, lên 10.000 đồng/kg; nguyên liệu đậu nành từ 8.500 đồng/kg lên 17.000 đồng/kg. Với mức tăng này, ông Bình dự báo sắp tới giá thức ăn chăn nuôi sẽ còn tăng thêm khoảng 20% nữa.
Giá thức ăn tăng nhưng giá heo xuất chuồng lại không ngừng đi xuống
Tuy nhiên, có một nghịch lý là dù giá thức tăng chăn nuôi liên tục tăng và chưa có dấu hiệu giảm nhưng giá heo xuất chuồng tại các khu vực Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu lại không ngừng đi xuống. Chẳng hạn, hồi tháng 2 vừa qua, giá heo xuất chuồng ở mức 57.000 đồng/kg, đến tháng 3 giảm còn 55.000 đồng/kg. Sang tháng 4 này, giá heo tiếp tục giảm thêm vài ngàn đồng, còn 50.000-52.000 đồng/kg.
Giá heo giảm, không ít người chăn nuôi không chịu xuất chuồng mà quyết định giữ heo lại, chờ giá lên nhưng thực tế giá không tăng mà giảm liên tục, dẫn tới heo quá lứa, trọng lượng tới hơn 120 kg/con, nên bị thương lái ép giá chỉ còn 48.000-49.000 đồng/kg. Chưa kể dịch bệnh vẫn còn, nhất là đang ở thời điểm chuyển mùa nên heo bị bệnh khá nhiều, người chăn nuôi hết hy vọng giá heo tăng trở lại nên ùn ùn bán ra, dẫn đến nguồn cung thêm dư thừa, tạo cơ hội cho thương lái ép giá.
Ông Trần Quang Tiến – chủ trại heo tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai – cho biết nuôi heo thời điểm này lỗ gần 1 triệu đồng/con nên không còn ai tha thiết với nghề này. Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, xác nhận gần đây số trại chăn nuôi quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh giảm khá mạnh so với trước. “Huyện Thống Nhất trước đây đi đâu cũng thấy có hộ chăn nuôi heo nhưng thời điểm này khác hẳn, người ta lỗ quá nên đóng chuồng nghỉ nuôi gần hết” – ông Đoán nói.
Ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết về lâu dài cần phải giải quyết về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, việc tránh phụ thuộc nhập khẩu cũng đã có giải pháp từ nhiều năm qua như quy hoạch lại vùng trồng nguyên liệu bắp, mì, cũng như sử dụng nguyên liệu lúa gạo để thay thế một số nguyên liệu khác. Cần nghiên cứu khẩu phần ăn cho hợp lý, chế biến phụ phẩm sẵn có trong nước.
Tuy nhiên, việc chuyển đổi cây trồng cũng gặp khó khăn do hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao so với nhiều loại cây trồng khác. Còn trước mắt, để giúp người chăn nuôi giảm bớt gánh nặng do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, Cục Chăn nuôi đã kiến nghị giảm thuế nhập khẩu bắp từ 5% còn 2% (ước tính hỗ trợ 2.000 tỉ đồng); lúa mì từ 3% còn 0% (ước tính hỗ trợ 350 tỉ đồng) và ưu đãi thuế cho những DN sản xuất ở vùng khó khăn, nơi tập trung các dự án chăn nuôi của các DN.
CÔNG TY TNHH TMDV TÂN HỮU QUÍ – NHÀ CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU THỨC ĂN CHĂN NUÔI HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
- Tân Hữu Quí – Nhà phân phối thức ăn chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, tự hào là đối tác chiến lược của các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như: Ajinomoto, proconco, Deheus, CJ, Greenfeed,… với chính sách giá và chất lượng sản phẩm tốt nhất thị trường.
- Hơn 11 năm hoạt động, chúng tôi tự hào luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn nhất Việt Nam trong các lĩnh vực nông nghiệp.
- Với sự uy tín tuyệt đối, Tân Hữu Quí luôn đồng hành cùng các trang trại lớn, nhà máy sản xuất tìm ra những giải pháp tối ưu về chất lượng và giá thành sản phẩm.
- Trong quá trình hợp tác, Tân Hữu Quí luôn được các đối tác đánh giá cao về chất lượng dịch vụ, theo sát khách hàng, đảm bảo tiến độ và chất lượng sản phẩm tốt nhất khi đến tay khách hàng.
TÂN HỮU QUÍ | Nhà cung cấp nguyên liệu TACN hàng đầu Việt Nam
𝑆𝑎̉𝑛 𝑝ℎ𝑎̂̉𝑚 𝑃ℎ𝑢̣ 𝑔𝑖𝑎
☎𝟎𝟗𝟏𝟔. 𝟒𝟗𝟕. 𝟕𝟏𝟕 (Ms. Pha Lel)
📧𝐤𝐢𝐧𝐡𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡𝟎𝟑@𝐭𝐚𝐧𝐡𝐮𝐮𝐪𝐮𝐢.𝐜𝐨𝐦
𝑆𝑎̉𝑛 𝑝ℎ𝑎̂̉𝑚 𝑁𝑜̂𝑛𝑔 𝑠𝑎̉𝑛
☎𝟎𝟗𝟏𝟔. 𝟑𝟏𝟑. 𝟎𝟔𝟗 (Ms. Hồng Tươi)
📧𝐤𝐢𝐧𝐡𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡𝟎𝟏@𝐭𝐚𝐧𝐡𝐮𝐮𝐪𝐮𝐢.𝐜𝐨𝐦
📍Địa chỉ: 2 Đường Số 2, P.Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Youtube上的: https://www.youtube.com/tanhuuqui