ข้ามไปตอนเนื้อหา ข้ามไปตอนแถบด้านข้าง ข้ามไปตอนท้ายกระดาษ

เพิ่มสุขภาพและ Productivity ของสัตว์ปีโดยเพิ่มเติมร่องรอย Minerals

Khi áp dụng sự chuẩn xác trong việc đo lường và bổ sung khoáng vi lượng vào thức ăn chăn nuôi, chúng ta đảm bảo rằng vật nuôi sẽ luôn nhận được hỗn hợp chứa thành phần phù hợp để phát triển mạnh mẽ.

Khoáng vi lượng là những dưỡng chất không thể thiếu đối với sức khỏe và năng suất của gia cầm

Tại Sao Khoáng Vi Lượng Quan Trọng?

Khoáng vi lượng là những dưỡng chất không thể thiếu đối với sức khỏe và năng suất của gia cầm. Chúng tham gia vào các quá trình sinh học và chức năng cơ thể quan trọng như hỗ trợ sức khỏe, tăng trưởng và phát triển, chức năng miễn dịch, và hiệu suất sinh sản.

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khám phá những công nghệ mới mẻ và lý thuyết dinh dưỡng tiên tiến trong lĩnh vực phụ gia thức ăn nhằm cải thiện sức khỏe, năng suất vật nuôi, tối đa hóa tiềm năng di truyền của động vật và lợi nhuận chăn nuôi. Một thách thức lớn là việc lựa chọn liều lượng tối ưu của những nguồn vi khoáng có tính sinh khả dụng cao nhất.

Khoáng vi lượng

Khoáng vi lượng là một loại dưỡng chất cực kỳ thiết yếu đối với sinh vật, đặc biệt là những loài vật nuôi cho năng suất cao. Vi khoáng tham gia vào quá trình sinh học, vận hành chức năng quan trọng trong cơ thể sinh vật nhằm hỗ trợ sức khỏe, năng suất và phúc lợi vật nuôi. Có 27 khoáng chất thiết yếu cho động vật được phát hiện với hàm lượng <100 ppm được coi là khoáng vi lượng. Hàm lượng của chúng trong khẩu phần sẽ được đo bằng ppm, mg/kg hoặc g/tấn. Khoáng vi lượng đóng vai trò quan trọng trong các chức năng trao đổi chất, hỗ trợ một số enzym. Những chức năng này hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển, chức năng miễn dịch và hiệu suất sinh sản.

Chức năng khoáng vi lượng trong cơ thể gồm: cấu trúc, sinh lý, xúc tác và điều tiết.

  • Chức năng cấu trúc: đóng góp vào các thành phần cấu trúc của các mô, cơ
    quan (Ví dụ: đóng góp của kẽm vào sự ổn định của phân tử và màng).
  • Chức năng sinh lý: có trong dịch cơ thể và các mô đóng vai trò như chất
    điện giải để duy trì áp suất thẩm thấu, cân bằng axit bazơ và tính thấm của
    màng.
  • Chức năng xúc tác: vai trò xúc tác của metalloenzymes và hệ thống
    Thiếu khoáng vi lượng sẽ làm mất hoạt tính enzyme.
  • Chức năng điều tiết: Kẽm ảnh hưởng đến phiên mã RNA. I ốt là một phần của hormone thyroxine liên quan đến chuyển hóa năng lượng.

Ảnh hưởng của thiếu hụt khoáng vi lượng

Hiển thị các triệu chứng thiếu hụt rõ ràng như: rối loạn, da, lông/tóc, chất lượng móng, thân thịt; Sức khỏe kém hơn, phản ứng vắc xin; Giảm hiệu suất sinh sản; Chất lượng trứng thấp, chất lượng thân thịt giảm…

Sử dụng khoáng vi lượng trong dinh dưỡng cho gia cầm

Các khoáng vi lượng quan trọng chủ yếu đối với động vật là: Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Sắt (Fe), I ốt (I) và Selen (Se).

Bổ sung khoáng vi lượng thông qua premix khoáng hoặc premix vitamin và khoáng chất. Mức độ bổ sung theo khuyến nghị của công ty sản xuất premix hoặc tùy theo mức độ của chuyên gia dinh dưỡng. Vật nuôi ở trạng thái thiếu hụt khoáng làm năng suất kém, chất lượng trứng/thịt giảm, bề ngoài xấu… Chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo bổ sung thêm khoáng vi lượng từ các nguồn khoáng hữu cơ để cải thiện năng suất vật nuôi.

Khoáng vi lượng cho sự phát triển của lông

Các chất dinh dưỡng cần thiết và ảnh hưởng đến sự phát triển của lông gồm protein (Sulfur-amino acid), vitamin và khoáng. Các khoáng vi lượng: Zn, Mn và Se đều chịu trách nhiệm cho quá trình enzyme phát triển lông. Zn là quan trọng nhất, những bất thường về lông và các triệu chứng lông bị xơ xác xảy ra trong giai đoạn đầu và giai đoạn thứ 2 của những gia cầm thiếu Zn.

Bổ sung Zn trong khẩu phần ăn có khả năng cải thiện hiệu suất tăng trưởng, giảm trụi lông ở đuôi gà trong điều kiện khí hậu nóng. Zn có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp protein và phát triển của lông. Melanin là sắc tố lông của gia cầm. Zn và Cu cần thiết cho quá trình tổng hợp melanin nàyZn là một trong số ít nguyên tố cần thiết trong quá trình xử lý các sản phẩm trung gian giúp tổng hợp sắc tố melanin.

Cải thiện viêm da bàn chân của gia cầm

Viêm da bàn chân là biểu hiện khi tình trạng chất độn chuồng không tốt, độ ẩm cao khiến lòng bàn chân bị tổn thương và có thể bị nhiễm trùng. Khoáng vi lượng, đặc biệt là Zn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của da và chữa lành vết thương. Zn, Cu, Mn tăng sự di chuyển tế bào keratinocyte.

Tăng khả năng cải thiện sắc tố

Khoáng chất vi lượng có chức năng chống oxy hóa. Chức năng này hỗ trợ quá trình chuyển hóa carotenoid. Tổng mức carotenoid trong huyết tương cũng được cải thiện nhờ bổ sung Se và vitamin E, cho thấy tác dụng hiệp đồng của các chất chống oxy hóa.

Zn, Mn, Se và Cu đóng vai trò quan trọng đối với tính toàn vẹn của ruột và tình trạng viêm. Một số nghiên cứu cho thấy tác dụng tích cực của việc bổ sung khoáng hữu cơ có thể làm giảm điểm tổn thương do Cầu trùng và Viêm ruột hoại tử. Đó là lý do tại sao sắc tố được cải thiện.

Sử dụng khoáng vi lượng trong thức ăn gà đẻ

Khoáng chất vi lượng có lợi cho sản xuất trứng và khả năng sinh sản. Chất lượng vỏ trứng là yếu tố cần thiết để trứng có thể phòng ngừa các mầm bệnh xâm nhập vào trứng như Salmonella spp. Chất lượng trứng là yếu tố thị trường và người tiêu dùng quan tâm đến. Ở gà giống, cải thiện chất lượng vỏ trứng có thể cải thiện tỷ lệ trứng ấp. Khoảng 80-90% trứng không bán được là có vấn đề về vỏ, khoảng 10% là do trứng bị vỡ khi thu nhặt.

(Tài liệu: Trouw Nutrition)

Leave a comment