1. Hệ tiêu hóa của gia súc nhai lại
Đường tiêu hoá của gia súc nhai lại đặc trưng bởi hệ dạ dày kép gồm 4 túi. Trong đó ba túi trước (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách) được gọi chung là là dạ dày trước, không có tuyến tiêu hoá riêng. Túi thứ 4, gọi là dạ múi khế, tương tự như dạ dày của động vật dạ dày đơn, có hệ thống tuyến tiêu hoá phát triển mạnh.
1.1. Dạ cỏ: là túi lớn nhất, chiếm 85-90% dung tích dạ dày, 75% dung tích đường tiêu hoá, có tác dụng tích trữ, nhào trộn và chuyển hoá thức ăn. Dạ cỏ không có tuyến tiêu hoá. Sự tiêu hoá thức ăn trong đó là nhờ hệ vi sinh vật (VSV) cộng sinh. Dạ cỏ có môi trường thuận lợi cho VSV lên men yếm khí: yếm khí, nhiệt độ tương đối ổn định trong khoảng 38-42oC, pH từ 5,5-7,4. Hơn nữa, dinh dưỡng được bổ sung đều đặn từ thức ăn. Còn thức ăn không lên men cùng các chất dinh dưỡng hoà tan. Từ đó, sinh khối VSV được thường xuyên chuyển xuống phần dưới của đường tiêu hoá.
1.2. Dạ tổ ong: là túi nối liền với dạ cỏ, niêm mạc có cấu tạo giống như tổ ong. Dạ tổ ong có chức năng chính là đẩy các thức ăn rắn và các thức ăn chưa được nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ. Đồng thời đẩy các thức ăn dạng nước vào dạ lá sách. Dạ tổ ong cũng giúp cho việc đẩy các miếng thức ăn lên miệng để nhai lại. Sự lên men và hấp thu các chất dinh dưỡng trong dạ tổ ong tương tự như ở dạ cỏ.
1.3. Dạ lá sách: là túi thứ ba, niêm mạc được cấu tạo thành nhiều nếp gấp (tương tự các tờ giấy của quyển sách). Dạ lá sách có nhiệm vụ chính là nghiền ép các tiểu phần thức ăn, hấp thu nước, muối khoáng và các a-xit béo bay hơi trong dưỡng chấp đi qua.
1.4. Dạ múi khế: là dạ dày tuyến gồm có thân vị và hạ vị. Các dịch tuyến múi khế được tiết liên tục vì dưỡng chất từ dạ dày trước thường xuyên được chuyển xuống. Dạ múi khế có chức năng tiêu hoá men tương tự như dạ dày đơn nhờ có HCl, pepsin, kimozin và lipaza.
– Và các thành phần của hệ tiêu hóa như tuyến nước bọt, hệ đường ruột, các tuyến gan, tụy…
2. Các loại thức ăn cho gia sức nhai lại
Thức ăn cho gia súc nhai lại rất đa dạng và phong phú. Khi sử dụng thức ăn để nuôi gia súc nhai lại, ta cần phải biết rõ đặc tính và đặc điểm dinh dưỡng của từng loại thức ăn. Từ đó, lựa chọn và phối hợp khẩu phần cho phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng thời kỳ và tiềm năng sản xuất của từng con.
2.1. Thức ăn thô
-
a. Thức ăn xanh
Bao gồm các loại cỏ xanh, thân lá cây còn xanh. Kể cả một số loại rau xanh và vỏ của những quả nhiều nước… Đặc điểm của thức ăn thô xanh là chứa nhiều nước, dễ tiêu hoá, có tính ngon miệng và gia súc thích ăn.
-
b. Thức ăn ủ ướp
Là loại thức ăn được tạo ra thông qua quá trình dự trữ các loại thức ăn thô xanh dưới hình thức ủ chua. Nhờ ủ chua, người ta có thể bảo quản thức ăn trong một thời gian dài. Vì thế, có thể chủ động có thức ăn cho gia súc nhai lại. Nhất là vào những thời kỳ khan hiếm cỏ tự nhiên, với việc tổn thất ít nhất các chất dinh dưỡng so với quá trình phơi khô. Ngoài ra, ủ chua còn làm tăng tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn. Do các chất khó tiêu trong thức ăn bị mềm ra hoặc chuyển sang dạng dễ tiêu.
-
c. Cỏ khô và rơm lúa
Cỏ khô là loại thức ăn thô xanh đã được sấy khô hoặc phơi khô nhờ nắng mặt trời. Được dự trữ dưới hình thức đánh đống hoặc đóng bánh. Đây là biện pháp bảo quản thức ăn dễ thực hiện, cho phép dự trữ với khối lượng lớn. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng của cỏ khô luôn thấp hơn giá trị dinh dưỡng của cỏ ủ chua.
-
d. Thức ăn củ quả
Thức ăn củ quả bao gồm khoai lang, khoai tây, cà rốt, củ cải, bầu, bí…. Đây là loại thức ăn rất tốt cho gia súc nhai lại. Chúng có mùi thơm, vị ngon, gia súc thích ăn. Thức ăn củ quả có hàm lượng nước, chất bột đường và vitamin C cao. Hạn chế của chúng là nghèo protein, chất béo, xơ và các muối khoáng, khó bảo quản và dự trữ lâu dài
-
e. Phế phụ phẩm công nghiệp chế biến
– Bã đậu nành: Là phụ phẩm của quá trình chế biến hạt đậu nành thành đậu phụ hoặc thành sữa.
– Bã bia: Là loại thức ăn nhiều nước, có mùi thơm và vị ngon. Hàm lượng khoáng, vitamin (chủ yếu là vitamin nhóm B) và đặc biệt là hàm lượng đạm trong bã bia cao.
– Bã sắn: Là phế phụ phẩm của quá trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn. Bã sắn có đặc điểm là chứa nhiều tinh bột (khoảng 60%) nhưng lại nghèo chất đạm.
– Rỉ mật đường: Là phụ phẩm của quá trình chế biến đường mía. Lượng rỉ mật thường chiếm 3% so với mía tươi. Do chứa nhiều đường nên rỉ mật là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng.
2.2. Thức ăn tinh
2.a. Đặc điểm
Là loại thức ăn có khối lượng nhỏ nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng trong 1 kg thức ăn lớn. Hàm lượng chất xơ thấp hơn 18%. Nhóm thức ăn này bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột của chúng (ngô, mì, gạo ….), bột và khô dầu đậu tương, lạc…, các loại hạt cây bộ đậu và các loại thức ăn tinh hỗn hợp được sản xuất công nghiệp.
Đặc điểm của thức ăn tinh là hàm lượng nước và xơ đều thấp.Thông thường, người ta sử dụng thức ăn tinh để hoàn thiện các loại khẩu phần từ thức ăn thô. Mặc dù thức ăn tinh có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, không thể chỉ dùng một mình nó để nuôi gia súc nhai lại. Vì vậy, phải dùng các loại thức ăn thô. Bởi gia súc nhai lại cần phải ăn các loại thức ăn thô.
2.b. Giải pháp thức ăn tinh
2.c. Đặc điểm nổi bật của FML
- FML là đạm đơn bào dạng lỏng (Single Cell Protein), FML rất dễ dàng được tiêu hóa và hấp thu trong đường tiêu hóa của vật nuôi. Từ đó cải thiện chỉ số chuyển hóa thức ăn (FCR).
- Tăng cường sức đề kháng phòng chống bệnh tật của vật nuôi nuôi do có chứa β-Glucan.
- Kích thích vật nuôi ngon miệng nhờ lượng axit Glutamit cao để vật nuôi tăng trọng nhanh (tăng chỉ số ADG).
- Đạm đơn bào dạng lỏng FML có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, dễ bảo quản và sử dụng
Với những đặc tính như trên FML là nguồn cung đạm lý tưởng cho gia súc nhai lại như bò thịt, bò sữa, trâu, dê…
Để biết thêm thông tin về sản phẩm, vui lòng truy cập:
http://tanhuuqui.com/san-pham/fml-dam-don-bao-dang-long-25-dam/
Quý khách có nhu cầu tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ theo thông tin sau: