Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

XÓA NỖI LO VỀ CHI PHÍ THỨC ĂN CHĂN NUÔI BIẾN ĐỘNG, KHÓ ĐOÁN

“Trang trại mình hiện tại đang nuôi hơn 200 con bò nhưng chi phí trong giai đoạn vừa qua rất biến động. Liệu có cách nào để người chăn nuôi có thể tiết kiệm chi phí thức ăn được không? Dùng sản phẩm phụ gia nào đảm bảo được chế độ dinh dưỡng và giá thành hợp lý?”

Gia Lai chấp thuận dự án nuôi bò nghìn tỷ của THADI
Thức ăn chăn nuôi tăng, người chăn nuôi chao đảo, lao đao

Thị trường thức ăn chăn nuôi chao đảo người chăn nuôi phải lao đao.

Quí khách thân mến!

Thời gian vừa qua, ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã gây thiệt hại không hề nhỏ cho ngành chăn nuôi. Đây cũng là thời điểm sản phẩm chăn nuôi ứ đọng nhiều, tiêu thụ khó khăn, đặc biệt việc giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh đã đẩy người chăn nuôi vào tình cảnh giá thành sản xuất cao trong khi giá bán thấp, dẫn đến thua lỗ.

Chính vì vậy, để thích ứng trong tình hình mới hiện nay, việc chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi, góp phần giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, giảm giá thành sản xuất là giải pháp hết sức quan trọng để gỡ khó cho người chăn nuôi.

9 tháng năm 2021 đã chứng kiến ngành chăn nuôi chịu tác động mạnh mẽ từ đại dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư ở trong nước. Rất nhiều các nông hộ, trang trại chăn nuôi rơi vào tình trạng không thể cầm cự khi thiếu hụt nguồn vốn để xoay vòng. Đồng thời, với giá bán sản phẩm chăn nuôi thấp, từ lợn, gia cầm,…, thậm chí còn thấp hơn nhiều so với giá thành sản xuất cho nên dẫn đến việc thua lỗ.

Một trong những nguyên nhân gây nên thực trạng trên, đó là giá thành sản xuất tăng lên cao do chịu chi phí tăng từ giá thức ăn chăn nuôi. Trong 9 tháng năm 2021, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng từ 6-36%, gây rất nhiều trở ngại cho người chăn nuôi khi phải đội chi phí.

Sự phụ thuộc vào thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đưa người chăn nuôi vào thế bị động

Việt Nam hiện đang là quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Tuy nhiên, ngành thức ăn chăn nuôi công nghiệp nước ta vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Tính riêng trong 8 tháng năm 2021, tổng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu khoảng 14,45 triệu tấn (bao gồm cả nguyên liệu sản thức ăn thủy sản), tương ứng với 5,22 tỷ USD, tăng 24,3% về số lượng và 47,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Trong khi đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu từ dịch COVID-19 dẫn đến các tháng đầu năm 2021, giá bình quân các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng so với cùng kỳ 2020, tăng từ 16-46%, trong đó tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc. Cụ thể: ngô hạt 7.616,7 đg/kg (tăng 35,1%), khô dầu đậu tương 13.091,0 đg/kg (tăng 35,5%), cám mì 6.716,7 đg/kg (tăng 32,8%), sắn lát 5.994,4 đg/kg (tăng 19,2%), cám gạo chiết ly 4.936,1 đg/kg (tăng 16,1%),…Chính giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng đã dẫn đến giá thức ăn hỗn hợp tăng rất cao và vẫn tiếp tục tăng.  

Việc giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng cao đã tạo nên thách thức lớn cho ngành chăn nuôi trong nửa cuối năm 2021, ảnh hưởng tới việc tái đàn, đặc biệt gây khó khăn cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.

Tìm nguồn thay thế từ phụ phẩm nông nghiệp dồi dào

Để gỡ khó cho khâu đầu vào của ngành chăn nuôi trong giai đoạn hiện nay, vấn đề mấu chốt là cần tìm giải pháp để giảm nguồn phụ thuộc vào nhập khẩu, chủ động nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nếu giải quyết được bài toán này, sẽ giúp cho người chăn nuôi gỡ khó cho khoản đầu vào, giảm chi phí và giá thành cho sản xuất chăn nuôi, vượt qua giai đoạn đang có quá nhiều khó khăn hiện nay.

Mỗi năm chúng ta sản xuất lúa được khoảng 43 triệu tấn, tỷ lệ rơm thu về tương ứng 43 triệu tấn rơm. Rơm được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên, có thể làm thức ăn ủ chua cho gia súc ăn cỏ từ các phụ phẩm như thân cây ngô, sắn, rơm rạ,… Muốn tận dụng tốt các phụ phẩm này, cần phải có công nghệ và cơ giới hóa đồng bộ mới sử dụng được triệt để và mang lại hiệu quả cao.


Sử dụng sản phẩm ủ chua thức ăn: Đạm đơn bào cao cấp dạng lỏng FML đảm bảo dinh dưỡng, giá thành thấp hiệu quả kinh tế

Tiết kiệm thức ăn chăn nuôi bằng việc sử dụng FML trong ủ chua thức ăn
(Ms Phalel – Trưởng phòng kinh doanh phụ gia Tân Hữu Quí)

Đạm đơn bào dạng lỏng FML là sản phẩm cung cấp đạm dạng nước cao cấp có nguồn gốc từ nấm men (Yeast). Sản phẩm được sản xuất do quá trình lên men tinh bột củ mì (Tapioca Starch) bởi các dòng nấm men (Yeast), sau khi chiết xuất MSG (bột ngọt), dung dịch chứa xác nấm men được chuyển sang giai đoạn xử lý và tinh chế với hàm lượng nấm men, tỉ trọng và độ nhớt thích hợp tạo nên sản phẩm  đạm đơn bào FML.

Xem thêm về sản phẩm:

ĐẠM ĐƠN BÀO DẠNG LỎNG 25%

SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI LÊN MEN DẠNG LỎNG: TẬN DỤNG HIỆU QUẢ PHỤ PHẨM TỪ NÔNG NGHIỆP

CÔNG DỤNG SẢN PHẨM

Sản phẩm đạm đơn bào cao cấp dạng lỏng được nhiều TRANG TRẠI LỚN tin dùng khi ủ chua thức ăn chăn nuôi

Có nguồn gốc từ xác nấm men phù hợp cho quá trình ủ chua, lên men thức ăn.

FML rất dễ dàng được tiêu hóa và hấp thu trong đường tiêu hóa của vật nuôi. Từ đó cải thiện chỉ số chuyển hóa thức ăn (FCR).

Tăng cường sức đề kháng phòng chống bệnh tật của vật nuôi do có chứa β-Glucan.

Kích thích vật nuôi ngon miệng, tăng nhờ lượng axit Glutamit cao.

FML có giá thành tốt hơn những sản phẩm cùng loại khi được sấy khô giúp nhà chăn nuôi tiết kiệm chi phí thức ăn hiệu quả.

Vui lòng liên hệ tư vấn và mua hàng ngay hôm nay để nhận giá ưu đãi nhất!

Công Ty TNHH TM DV Tân Hữu Quí

Hotline: 𝟎𝟗𝟏𝟔. 𝟒𝟗𝟕. 𝟕𝟏𝟕 (Ms. Pha Lel)

Email: 𝐤𝐢𝐧𝐡𝐝𝐨𝐚𝐧𝐡𝟎𝟑@𝐭𝐚𝐧𝐡𝐮𝐮𝐪𝐮𝐢.𝐜𝐨𝐦

Địa chỉ: 2 Đường Số 2, P.Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP. HCM

Youtube: https://www.youtube.com/tanhuuqui

Facebook: https://www.facebook.com/tanhuuqui/


Leave a comment