Nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, khả năng tự chủ sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước còn yếu.
Ngành chăn nuôi Việt Nam đang có sự tăng trưởng rất ấn tượng với bình quân từ 5 – 6%/năm. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng trong thời gian gần đây và nguyên nhân chính được chỉ ra là do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh, cộng với chi phí vận chuyển tăng do dịch COVID-19. Nhiều chuyên gia lĩnh vực này đã chỉ ra rằng, khả năng tự chủ sản xuất trong nước còn yếu, đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước một cách căn cơ, bài bản.
Cùng với sự tăng trưởng của ngành nuôi, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Việt Nam cũng đã tăng trưởng ngoạn mục, đạt bình quân từ 13 – 15%/năm. Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp từ 10,8 triệu tấn năm 2010 đã tăng lên gần gấp đôi vào năm 2020, đạt 20,3 triệu tấn. Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, xếp trên cả Thái Lan và Indonesia.
Theo dự báo của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta sẽ cần khoảng từ 28 – 30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, giá trị từ 12 – 13 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng trung bình từ 11 – 12%/năm. Trong số đó, hơn một nửa sản lượng thức ăn chăn nuôi sẽ dành cho gia cầm.
Tuy nhiên, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp nước ta vẫn phải nhập khẩu từ 70 – 85% nguyên liệu từ nước ngoài và hàng năm đều tăng cả về lượng cũng giá trị.
Nguyên nhân lượng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của nước ta lớn và không ngừng gia tăng là do mỗi năm, ngành nông nghiệp trong nước chỉ có thể cung cấp tối đa từ 4,5 – 5 triệu tấn ngô hạt, 4 triệu tấn cám, 4 triệu tấn sắn làm thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, nhu cầu hàng năm cần tới từ 26 – 27 triệu tấn các loại, chủ yếu 2 là ngô, đậu tương, lúa mỳ, dầu động thực vật và đây vốn không phải là các loại cây trồng thế mạnh của Việt Nam.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, các đơn vị đã tập trung nghiên cứu, chọn tạo giống ngô lai theo hướng đa dạng hóa bộ giống ngô phục vụ sản xuất; trong đó, ưu tiên đối với nhóm ngô lai năng suất cao, chịu hạn, ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi đại gia súc, ngô thực phẩm phục vụ thị trường ăn tươi và chế biến.
Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã công nhận chính thức 50 giống ngô lai. Các giống ngô do Việt Nam lai tạo chiếm 40% thị phần ngô giống trong cả nước. Các giống ngô của Việt Nam năng suất, chất lượng tương đương giống của các công ty nước ngoài, nhưng giá rẻ hơn khoảng 1/3.
Tuy nhiên, diện tích ngô năm 2019 chỉ còn 991 nghìn ha, giảm 135 nghìn ha so với năm 2010, nhưng năng suất tăng nhanh. Bởi, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa giống ngô lai vào sản xuất đại trà với trên 95% tổng diện tích gieo trồng, đạt 48 tạ/ha, tăng 6,9 tạ/ha nên sản lượng đạt 4,75 triệu tấn, tăng 130 ngàn tấn so với năm 2010. Tuy nhiên, sản lượng ngô sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Còn với cây đậu tương, diện tích cũng giảm mạnh, diện tích chỉ còn gần 50 nghìn ha, sản lượng 76 nghìn tấn chỉ bằng 25% so với năm 2010.
Ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam cho biết, ở Việt Nam cây ngô được đánh giá có lợi thế thấp hơn so với các cây trồng khác. Hiện một số vùng trồng ngô ở Việt Nam nhỏ lẻ, vùng trồng chủ lực hiện nay như Sơn La được trồng chủ yếu trên đất dốc. Theo nghiên cứu, nếu năng suất đạt trung bình trên 5 tấn/ha và giá thành sản xuất ngô vào khoảng 5.500 đồng/kg sẽ hòa vốn.
Những năm gần đây, có thời điểm giá ngô thế giới xuống rất thấp, khoảng 200 USD/tấn, giá ngô nhập từ Nam Mỹ về Việt Nam dưới 5.000 đồng/kg. Do đó, nông dân trồng ngô thua lỗ và diện tích ngô giảm nhanh hàng năm. Thay vào đó, nhiều diện tích ngô chuyển sang trồng cây ăn quả.
Theo ông Trần Xuân Định, năng lực cạnh tranh trong trồng ngô ở trong nước khó có thể cạnh tranh được với thế giới. Nếu giá ngô lên trên mức 300 USD/tấn thì trong nước diện tích ngô có khả năng phục hồi.
Cùng với các giải pháp mở rộng các giống ngô ưu thế lai, ngô ứng dụng công nghệ sinh học có tính kháng bệnh, chịu hạn tốt thì giá ngô ở mức từ 7.000 – 8.000 đồng/kg, nông dân sẽ quay trở trồng ngô trong vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng hay một số nơi có điều kiện thuận lợi.
Đồng tình quan điểm trên, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cũng cho rằng, tính toán chi phí và lợi nhuận, nông dân sẽ quyết định trồng cây gì. Thời gian qua, cây ngô không cạnh tranh được với cây trồng khác, bởi Việt Nam chủ yếu trồng các loại ngô truyền thống, năng suất thấp, canh tác chủ yếu trồng tận dụng trên sườn đồi, không thâm canh được. Từ đó, dẫn đến giá thành cao, hiệu quả sản xuất thấp.
Ngành chăn nuôi Việt Nam đang có sự tăng trưởng rất ấn tượng với bình quân từ 5 – 6%/năm. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng trong thời gian gần đây và nguyên nhân chính được chỉ ra là do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng mạnh, cộng với chi phí vận chuyển tăng do dịch COVID-19. Nhiều chuyên gia lĩnh vực này đã chỉ ra rằng, khả năng tự chủ sản xuất trong nước còn yếu, đã đến lúc Việt Nam cần có một chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước một cách căn cơ, bài bản.
Cùng với sự tăng trưởng của ngành nuôi, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở Việt Nam cũng đã tăng trưởng ngoạn mục, đạt bình quân từ 13 – 15%/năm. Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp từ 10,8 triệu tấn năm 2010 đã tăng lên gần gấp đôi vào năm 2020, đạt 20,3 triệu tấn. Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp, xếp trên cả Thái Lan và Indonesia.
Theo dự báo của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, nhu cầu thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta sẽ cần khoảng từ 28 – 30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, giá trị từ 12 – 13 tỷ USD với tỷ lệ tăng trưởng trung bình từ 11 – 12%/năm. Trong số đó, hơn một nửa sản lượng thức ăn chăn nuôi sẽ dành cho gia cầm.
Tuy nhiên, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp nước ta vẫn phải nhập khẩu từ 70 – 85% nguyên liệu từ nước ngoài và hàng năm đều tăng cả về lượng cũng giá trị.
Nguyên nhân lượng nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của nước ta lớn và không ngừng gia tăng là do mỗi năm, ngành nông nghiệp trong nước chỉ có thể cung cấp tối đa từ 4,5 – 5 triệu tấn ngô hạt, 4 triệu tấn cám, 4 triệu tấn sắn làm thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó, nhu cầu hàng năm cần tới từ 26 – 27 triệu tấn các loại, chủ yếu 2 là ngô, đậu tương, lúa mỳ, dầu động thực vật và đây vốn không phải là các loại cây trồng thế mạnh của Việt Nam.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian qua, các đơn vị đã tập trung nghiên cứu, chọn tạo giống ngô lai theo hướng đa dạng hóa bộ giống ngô phục vụ sản xuất; trong đó, ưu tiên đối với nhóm ngô lai năng suất cao, chịu hạn, ngô sinh khối phục vụ chăn nuôi đại gia súc, ngô thực phẩm phục vụ thị trường ăn tươi và chế biến.
Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã công nhận chính thức 50 giống ngô lai. Các giống ngô do Việt Nam lai tạo chiếm 40% thị phần ngô giống trong cả nước. Các giống ngô của Việt Nam năng suất, chất lượng tương đương giống của các công ty nước ngoài, nhưng giá rẻ hơn khoảng 1/3.
Tuy nhiên, diện tích ngô năm 2019 chỉ còn 991 nghìn ha, giảm 135 nghìn ha so với năm 2010, nhưng năng suất tăng nhanh. Bởi, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa giống ngô lai vào sản xuất đại trà với trên 95% tổng diện tích gieo trồng, đạt 48 tạ/ha, tăng 6,9 tạ/ha nên sản lượng đạt 4,75 triệu tấn, tăng 130 ngàn tấn so với năm 2010. Tuy nhiên, sản lượng ngô sản xuất trong nước chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu. Còn với cây đậu tương, diện tích cũng giảm mạnh, diện tích chỉ còn gần 50 nghìn ha, sản lượng 76 nghìn tấn chỉ bằng 25% so với năm 2010.
Ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam cho biết, ở Việt Nam cây ngô được đánh giá có lợi thế thấp hơn so với các cây trồng khác. Hiện một số vùng trồng ngô ở Việt Nam nhỏ lẻ, vùng trồng chủ lực hiện nay như Sơn La được trồng chủ yếu trên đất dốc. Theo nghiên cứu, nếu năng suất đạt trung bình trên 5 tấn/ha và giá thành sản xuất ngô vào khoảng 5.500 đồng/kg sẽ hòa vốn.
Những năm gần đây, có thời điểm giá ngô thế giới xuống rất thấp, khoảng 200 USD/tấn, giá ngô nhập từ Nam Mỹ về Việt Nam dưới 5.000 đồng/kg. Do đó, nông dân trồng ngô thua lỗ và diện tích ngô giảm nhanh hàng năm. Thay vào đó, nhiều diện tích ngô chuyển sang trồng cây ăn quả.
Theo ông Trần Xuân Định, năng lực cạnh tranh trong trồng ngô ở trong nước khó có thể cạnh tranh được với thế giới. Nếu giá ngô lên trên mức 300 USD/tấn thì trong nước diện tích ngô có khả năng phục hồi.
Cùng với các giải pháp mở rộng các giống ngô ưu thế lai, ngô ứng dụng công nghệ sinh học có tính kháng bệnh, chịu hạn tốt thì giá ngô ở mức từ 7.000 – 8.000 đồng/kg, nông dân sẽ quay trở trồng ngô trong vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng hay một số nơi có điều kiện thuận lợi.
Đồng tình quan điểm trên, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cũng cho rằng, tính toán chi phí và lợi nhuận, nông dân sẽ quyết định trồng cây gì. Thời gian qua, cây ngô không cạnh tranh được với cây trồng khác, bởi Việt Nam chủ yếu trồng các loại ngô truyền thống, năng suất thấp, canh tác chủ yếu trồng tận dụng trên sườn đồi, không thâm canh được. Từ đó, dẫn đến giá thành cao, hiệu quả sản xuất thấp.
“Nếu giá ngô thế giới thời gian tới vẫn duy trì như hiện nay, chắc chắn dù ngành nông nghiệp không khuyến kích thì nông dân cũng sẽ quay trở lại trồng ngô, kể cả ngô thô xanh cho phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ”, ông Nguyễn Thanh Sơn nhận định.
Còn ông Trần Xuân Định cho rằng, với diện tích nhỏ nông dân trồng ngô không có lãi, nhưng hy vọng thời gian tới, Luật Đất đai được sửa đổi sẽ tạo cơ hội được chuyển nhượng và thuê đất thì có thể hình thành sản xuất lớn. Từ đó, đưa khoa học công nghệ, cơ giới hóa vào sản xuất có thể giảm giá thành với các loại cây trồng; trong đó có ngô.
Khi giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu gia tăng, giá thành sản xuất và giá bán thức ăn chăn nuôi thành phẩm lập tức tăng theo. Để giảm chi phí nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, thực hiện bằng các biện pháp phát triển cảng biển nước sâu, hệ thống logistics… Đồng thời, tăng cường sản xuất thức ăn chăn nuôi ở trong nước; tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như bột cá, bã bia, rơm rạ… để làm thức ăn chăn nuôi.
Hiện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng Dự thảo Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 theo hướng phát huy lợi thế vùng miền, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị bền vững.
Theo đó, đến 2030 duy trì diện tích ngô gieo trồng khoảng từ 600 – 700 nghìn ha, sản lượng 3,5 triệu tấn, chú trọng phát triển ngô nếp, ngô đường, ngô rau, ngô sinh khối. Vùng sản xuất ngô trọng điểm Trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
Theo các chuyên gia, với tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp thay cho sản xuất nông nghiệp thì việc quy hoạch, định hướng sản xuất cùng với việc phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ đa mục tiêu cần tính đến sự linh hoạt để có thể điều tiết sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường.