Skip to content Skip to footer

VÌ SAO VIỆT NAM XUẤT KHẨU 7 TRIỆU TẤN GẠO, NHƯNG VẪN PHẢI NHẬP 16 TRIỆU TẤN NGÔ, ĐẬU TƯƠNG

Mặc dù, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 7-8 triệu tấn gạo, nhưng cũng phải nhập khẩu về 16 triệu tấn ngô, đậu tương làm thức ăn chăn nuôi. Vì sao, có thực tế này?

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến “Những thay đổi, thích ứng của ngành chăn nuôi heo Việt Nam sau dịch tả heo châu Phi và trong bối cảnh đại dịch Covid-19”, tổ chức ngày 18/8 do Hội Chăn nuôi Việt Nam và Vietstock tổ chức, TS Nguyễn Xuân Dương- Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết: “Đồng bằng sông Cửu Long từng chuyển đổi 200.000ha đất trồng lúa sang trồng bắp, nhưng không hiệu quả. Việt Nam vẫn phải nhập khẩu bắp, đậu làm thức ăn chăn nuôi, vì trong nước không có lợi thế sản xuất”.

Vẫn phải nhập khẩu bắp, đậu làm thức ăn chăn nuôi heo

Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, ngành chăn nuôi heo thời gian qua đã lập 2 kỷ lục: Giá bán heo thấp chưa từng có và giá thức ăn chăn nuôi cũng tăng cao chưa từng có.

Với chi phí thức ăn chăn nuôi, các đại biểu tham dự tiếp tục đặt lại vấn đề: Việt Nam là nước nông nghiệp song phải nhập nhẩu một lượng lớn nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi. Thời gian tới Việt Nam có khắc phục được bất cập này hay không?

TS. Nguyễn Xuân Dương - Phó Chủ Tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, nguyên là Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT). (Ảnh: Nguyên Vỹ)

TS. Nguyễn Xuân Dương cho rằng, Việt Nam có nền kinh tế mở. “Việt Nam xuất khẩu những thứ mình có lợi thế và nhập khẩu những mặt hàng không có lợi thế. Với những mặt hàng trong nước không có lợi thế mà cứ cố tình sản xuất thì chi phí sẽ rất cao”- ông Dương nói.

Nguyên liệu nhập về làm thức thức ăn chăn nuôi hiện nay tập trung chủ yếu ở nhóm ngũ cốc lớn và dầu đạm.

Trong đó, bắp, lúa, mì, đậu tương chiếm hơn 70%. Ví dụ, cứ hơn 20 triệu tấn nguyên liệu nhập khẩu thì chúng ta nhập về khoảng 11 triệu tấn bắp; 4-5 triệu tấn khô đậu tương.

2 Nông dân ở Đồng Nai mua bắp về làm thức ăn chăn nuôi gà. (Ảnh: Nguyên Vỹ)

Nông dân ở Đồng Nai mua bắp về làm thức ăn chăn nuôi gà. (Ảnh: Nguyên Vỹ)

TS. Dương cho biết, sản lượng bắp của thế giới khoảng 1 tỷ tấn, Việt Nam chỉ có 3-4 triệu tấn. Năng suất bắp của các nước phát triển, bình quân 8-10 tấn/ha. Còn Việt Nam chỉ khoản trên dưới 4 tấn/ha.

Với đậu tương, năng suất của Việt Nam cũng không cao, bình quân chỉ trên dưới 2 tấn/ha. Trong khi đó diện tích trồng đậu tương lại không đáng kể.

“Như vậy, chúng ta không có lợi thế về bắp và đâu tương so với thế giới”, TS. Dương nói.

Việt Nam có lợi thế xuất khẩu lúa gạo, trái cây, dược liệu để để mang lại giá trị cao. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam có nhất thiết phải trồng bắp và đậu tương hay không?

“Nếu đánh đổi phần diện tích đất nông nghiệp ít hỏi hiện nay để chuyển qua trồng bắp, đậu tương thì hiệu quả có cao hơn không?”, ông Dương đặt ngược vấn đề.

TS. Dương cho rằng, nếu định hướng sai thì việc đưa ra lời giải cho bài toán này chưa chắc đúng.

Trước đó, ông Dương kể tiếp, Việt Nam đã có thời kỳ cho phép chuyển đổi 200.000ha đất trồng lúa ở ĐBSCL sang trồng bắp.

Nông dân trồng bắp biến đổi gen ở tỉnh An Giang. (Ảnh: Nguyên Vỹ)

Nông dân trồng bắp biến đổi gen ở tỉnh An Giang. (Ảnh: Nguyên Vỹ)

Tuy nhiên hiệu quả mang lại không đáng kể. Nguyên nhân do thói quen canh tác, do hệ thống thủy lợi vẫn được thiết kế theo hướng trồng lúa nước.

“Vì thế, câu hỏi hiện nay là làm sao nhập khẩu với chi phí nhất thay vì hỏi có nên nhập khẩu tiếp hay không”, TS. Dương nói.

Theo đó, việc giảm chi phí nhập khẩu được thực hiện bằng các biện pháp từ cảng biển nước sâu, hệ thống logistics… Đồng thời phải tăng cường sản xuất thức ăn chăn nuôi ở trong nước.

TS. Dương gợi ý, Việt Nam có thể tăng diện tích trồng cỏ, trồng bắp sinh khối và các loại cây chuyên phục vụ làm thức ăn chăn nuôi. Việc trồng cỏ cũng phải thâm canh và ứng dụng các biện pháp công nghệ để tạo ra lượng sinh khối lớn.

Một nông dân ở Đồng Nai cho đàn heo ăn cám viên. (Ảnh: Nguyên Vỹ)

Một nông dân ở Đồng Nai cho đàn heo ăn cám viên. (Ảnh: Nguyên Vỹ)

Việc tăng cường lượng thức ăn cho đàn gia súc ăn cỏ cũng góp phần làm giảm áp lực nhập khẩu thức ăn cho đàn gia súc ăn hạt.

Tiếp theo là thức ăn bổ sung bằng cách sự tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như bột cá, bã bia, rơm rạ… để làm thức ăn chăn nuôi.

Một biện pháp nữa cần tính đến là thay đổi cơ cấu đàn vật nuôi. TS. Dương cho rằng, Việt Nam có thể tăng tỷ trọng của đàn gia cầm, và gia súc ăn cỏ thay vì duy trì đàn heo quá lớn. Việc này nhằm tạo nguồn thực phẩm cân đối để góp phần giảm áp lực nguồn ngũ cốc cho vật nuôi.

“Tóm lại, khi tăng cường sản xuất trong nước, giảm chi phí nhập khẩu, và sử dụng hiệu quả cả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thì sẽ giải quyết bài toán tổng thể kể về thức ăn chăn nuôi”, TS. Dương chia sẻ.

Nguyên Vỹ

Leave a comment