Skip to content Skip to footer

TẬN DỤNG TỐI ĐA NGUYÊN LIỆU TRONG NƯỚC ĐỂ HẠ GIÁ THÀNH THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Tận dụng tối đa dùng nguyên liệu trong nước để hạ giá sản phẩm

Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa dùng nguyên liệu trong nước để hạ giá sản phẩm có thể thay thế được nguồn nhập khẩu.

Dùng nguyên liệu trong nước để hạ giá sản phẩmGiá thức ăn chăn nuôi thành phẩm sẽ còn tăng tối thiểu từ 5-10%. (Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN)

Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết giá các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính chưa có chiều hướng giảm ngay trong quý 2. Dự kiến sẽ giảm dần và ổn định từ tháng 7/2021.

Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước có thể thay thế được nguồn nhập khẩu, nhằm hạ giá sản phẩm.

Giá thức ăn chăn nuôi sẽ còn tăng tối thiểu từ 5-10%, tương đương từ 500-1.000 đồng/kg tùy loại.

Chẳng hạn thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt và gà thịt có thể sẽ lên mức từ 11.000-11.300 đồng/kg. Đây là mức giá đã được thiết lập vào năm 2014.

Nguyên nhân làm tăng giá thành sản phẩm

Theo Cục Chăn nuôi, giá thức ăn chăn nuôi tăng. Bởi giá các loại nguyên liệu như ngô, đậu tương, khô dầu… đều tăng do chi phí sản xuất tăng cao, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mùa màng, các quỹ đầu tư lớn chuyển hướng sang đầu cơ nông sản và Trung Quốc tăng mua ngũ cốc phục vụ sản xuất, chăn nuôi trong nước…

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên chi phí vận chuyển tăng do thiếu tàu biển và container vận chuyển hàng hóa nói chung. Trong đó có mặt hàng thức ăn chăn nuôi với mức chi phí vận chuyển trung bình tăng từ 200-300% so với bình thường.

Biện pháp khắc phục

Trước tình hình giá thức ăn chăn nuôi trên. Cục Chăn nuôi cho rằng các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước có thể thay thế được nguồn nhập khẩu để chế biến thức ăn chăn nuôi. Cân bằng khẩu phần ăn tối ưu nhất. Quản trị tốt nguồn nguyên liệu và giảm tối đa các chi phí sản xuất để hạ giá thành.

Các cơ sở chăn nuôi cần áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cao trong chăn nuôi. Các chuồng trại, thiết bị, con giống, quản trị trại thật tốt để tăng tối đa hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi.

Các địa phương cần tăng diện tích đất trồng thâm canh các loại cỏ, ngô sinh khối làm thức ăn cho đại gia súc. Nhu cầu tăng thêm cho các loại này từ 150.000-200.000ha vào năm 2025.

Sơ bộ về lượt tăng giá thành qua các thời kì

Từ cuối năm 2020 đến nay. Giá thức ăn chăn nuôi trong nước đã tăng trung bình từ 5-6 đợt với mức tăng từ 200-300 đồng/kg/lần. Tổng mức tăng chung là từ 10-15%, tương đương từ 1.000-1.500 đồng/kg tùy từng loại.

Sau khi đạt mức cao nhất vào giai đoạn cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay. Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đã giảm nhẹ vào cuối tháng 3 và duy trì đến đầu tháng 4.

Tuy nhiên, trong những ngày gần đây. Giá một số nguyên liệu như ngô, DDGS (bã rượu khô), lúa mỳ có xu hướng tăng nhanh do những lo ngại từ việc nhu cầu thu mua của Trung Quốc tăng cao cũng như tình trạng hạn hán tại Brazil có thể ảnh hưởng đến sản lượng ngô của nước này.

Theo Cục Chăn nuôi, giá thức ăn trong quý 1/2021 tăng từ 7-10% so với quý 4/2020.

Trong tháng 4/2021, giá thức ăn tiếp tục tăng từ 2,7-3,3% so với quý 1/2021.

Trong quý 1/2021, tổng lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đạt 5,4 triệu tấn, tương đương 1,66 tỷ USD. Tăng 3,94% về số lượng và 5,53% về giá trị so với cùng kỳ 2020./.

Bích Hồng (TTXVN/ Vietnam+)

Leave a comment

viVietnamese