Skip to content Skip to footer

KHÔNG SỬ DỤNG CHẤT CẤM, CHẤT KHÁNG SINH TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI

Hiện nay, việc sử dụng các loại đạm giả được biết đến là hoàn toàn không mang lại khả năng dinh dưỡng nhưng lại gây tồn dư trên sản phẩm của vật nuôi dẫn đến các loại bệnh về thận cho vật nuôi cũng như người sử dụng.

Ảnh minh họa

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có văn bản về thực trạng sử dụng hóa chất trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

Theo đó, Bộ NN&PTNT cho biết, qua việc thanh tra đột xuất một số công ty sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, Thanh tra Bộ NN&PTNT đã phát hiện một số doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh chất Cyanuric Acide, Dicyandiamide và Ammelide trong “Bột dinh dưỡng cao đạm” để đưa bổ sung vào nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho cá da trơn, gia súc, gia cầm nhằm nâng cao độ đạm.

Tuy nhiên, việc nâng cao độ đạm này không hề có tác dụng về mặt dinh dưỡng (đạm giả), mặt khác còn gây tồn dư trên động vật và gây các bệnh về thận cho động vật và con người khi sử dụng sản phẩm có chứa chất này.

Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu Cục Chăn nuôi phối hợp với Tổng cục Thủy sản rà soát, chấn chỉnh công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi đảm bảo không sử dụng các chất trên, thẩm định và chỉ định Phòng kiểm nghiệm đối với chất Cyanuric acide, Dicyamide và Ammelide phục vụ cho việc phát hiện xử lý vi phạm.

Theo Đời Sống Pháp Luật, có 24 loại hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật thủy sản: Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng Chloramphenicol, Chloroform Chlorpromazine, Dimetridazole, Colchicine, Dapsone, Dimetridazole, Metronidazole, Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone), Ronidazole, Green Malachite, Ipronidazole, Các Nitroimidazole khác, Clenbuterol, Diethylstilbestrol (DES), Glycopeptides, Trichlorfon (Dipterex), Gentian Violet (Crystal violet), Trifluralin, Cypermethrin, Cypermethrin, Enrofloxacin, Ciprofloxacin, Nhóm Fluoroquinolones.

Có 16 loại hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh động vật trên cạn: Chloramphenicol, Furazolidon và dẫn xuất của nhóm Nitrofuran, Dimetridazole, Metronidazole, Dipterex Ciprofloxacin, Ofloxacin, Carbadox, Olaquidox, Olaquidox, Bacitracin Zn, Green Malachite, Gentian Violet, Clenbuterol, Salbutamol, Ractopamine, Diethylstilbestrol (DES).

Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho quá trình phát triển của vật nuôi mà không gây tác hại đến vật nuôi, môi trường cũng như con người, người ta đã tìm ra được rất nhiều biện pháp. Trong đó, việc sử dụng các loại phụ gia bổ sung đạm có nguồn gốc từ thực vật hiện đang là xu thế chung của ngành chăn nuôi Việt Nam và thế giới.

Nổi bật trong dòng sản phẩm phụ gia bổ sung đạm có nguồn gốc thực vật là Sewon Protam, đạm nấm men cao cấp của tập đoàn thực phẩm tổng hợp nổi tiếng Hàn Quốc Daesang.

Đạm đơn bào / đạm nấm men Sewon protam có nguồn gốc từ xác nấm men, là phụ phẩm thu được sau quá trình chế biến L-lysine . Sản phẩm có khả năng cung cấp chất đạm bổ sung hàm lượng cao cho động vật, đáp ứng được nhu cầu phát triển và sinh sản của chúng. Hơn nữa, Sewon Protam là đạm đơn bào rất nên dễ hấp thụ và tiêu hóa. Đặc biệt là trong Đạm đơn bào Sewon Protam có hàm lượng acid amin cao như L- Lysine (8.5%), Glutamic acid (9.18%) và Threonine (2.6%)…

Sản phẩm hiện đã có mặt tại Việt Nam và được phân phối độc quyền bởi công ty TNHH Tân Hữu Quí với mức giá ưu đãi.

Để biết thêm chi tiết về sản phẩm, vui lòng truy cập:

http://tanhuuqui.com/san-pham/mix-alive-thao-duoc-thay-khang-sinh/

Để được hỗ trợ tư vấn miễn phí và các ưu đãi hấp dẫn, hãy liên lạc ngay với chúng tôi:

Website: http://tanhuuqui.com/

Call: (028) 7301 1456

Email: kinhdoanh03@tanhuuqui.com

Leave a comment

viVietnamese