Skip to content Skip to footer

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở BÒ THỊT VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

I. Đặc điểm hệ tiêu hóa của bò thịt

Tiêu hóa là sự biến đổi thức ăn từ những chất phức tạp thành những chất đơn giản dễ hấp thu.

1. Miệng: 

Tham gia vào quá trình lấy và nhai nghiền thức ăn có môi, răng hàm và lưỡi. Bò không có răng hàm trên, chỉ có 8 răng cửa hàm dưới và 24 răng hàm. Vai trò là nghiền nát thức ăn giúp cho dạ dày và ruột tiêu hóa dễ dàng. Lưỡi giúp lấy thức ăn và nhào trộn thức ăn trong miệng, ngoài ra lười còn có vai trò vị giác và xúc giác nhờ các gai hình nấm, gai thịt hình đài hoa và gia thịt hình sợi.

Bò có 3 đôi tuyến nước bọt (dưới tai, dưới lưỡi và dưới hàm) rất phát triển, tiết 130 – 180 lít/ngày. Thành phần nước bọt là muối Cacbonat và phosphat được phân tiết và nuốt xuống dạ cỏ liên tục, để trung hòa các sản phẩm sinh ra trong dạ cỏ để duy trì pH ở mức thuận lợi cho vi sinh vật phân giải sơ hoạt động.

2. Thực quản:

Là ống nối liền miệng qua hầu xuống tiền đình dạ cỏ, có tác dụng nuốt thức ăn và ợ các miếng thức ăn lên để nhai lại, Thực quản còn có vai trò ợ hơi để thải các khí thừa sinh ra trong quá trình lên men dạ cỏ (CH4).

3. Dạ cỏ : 

là túi lớn nhất, chiếm hầu hết nữa trái của xoang bụng, từ cơ hoành đến xương chậu. Dạ cỏ chiếm tới 85 – 90 % dung tích dạ dày, 75% dung tích đường tiêu hóa, có tác dụng trữ, nhào trộn và lên men phân giải thức ăn. Ngoài chức năng lên men, dạ cỏ còn có vai trò hấp thu các axit béo bay hơi sinh ra trong quá trình lên men vi sinh vật, acid béo bay hơi được vách tế bào dạ cỏ hấp thu vào máu cung cấp năng lượng cho vật chủ.

Bò thịt

Vai trò của hệ vi sinh vật trong dạ cỏ: Thức ăn được vi khuẩn tiêu hóa thành những chất đơn giản , vi khuẩn sẽ dùng 1 phần để tạo nên tế bào chất cho chính nó.

Nếu lấy xác của vi khuẩn trong dạ cỏ ra phân tích, có 45% Protid, 20% Glucid, 2% lipid. Glucid trong xác vi khuẩn giống glucid của bò,. Protid của vi khuẩn tổng hợp từ cỏ hay bằng cách dùng các chất đạm phi Protein (NH3, ure)

4. Dạ tổ ong: 

Là phần kéo dài của dạ cỏ có niêm mạc được cấu tạo trông giống như tổ ong.

Chức năng là đẩy các thức ăn rắn và các thức ăn chưa được nghiền nhỏ trở lại dạ cỏ, đồng thời đẩy các thức ăn dạng nước vào dạ lá sách.

Dạ tỏ ong cũng giúp cho việc đẩy các miếng thức ăn ợ qua thực quản lên miệng để nhai lại. Sự lên men trong tổ ong tương tự như dạ cỏ.

5. Dạ lá sách:

Có niêm mạc gấp nếp nhiều lần (tăng diện tích tiếp xúc), có chức năng là nghiền nát các tiểu phần thức ăn, hấp thu nước, các muối khoàng và các acid béo bay hơi

6. Dạ múi khế: 

có hệ thống các tuyến phát triển mạnh và có chức năng tương tự như dạ dày của động vật dạ dày đơn, tức là tiêu hóa thức ăn bằng dịch vị (chứa HCL và pesine), dịch vị bò có pH 2,17 – 3.14, thành phần 95% là nước, 0.5% là vật chất khô, vật chất khô gồm có: chất hữu cơ (các men tiêu hóa), chất vô cơ ( Hcl, Clorm, natri, Kali…).

7. Rãnh thực quản: 

Là phần kéo dài của thực quản gồm có đáy và hai mép khi khép lại sẽ tạo ra cái ống để dẫn thức ăn lỏng. Đới với gia súc còn non, dạ cỏ và dạ tổ ong chưa phát triển nên sửa sẽ theo rãnh thự quản đỗ trực tiếp vào dạ lá sách và dạ muối khế.

8. Ruột non: 

Có chức năng như của gia súc dạ dày đơn, là tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất. Những phần thức ăn được lên men ở dạ cỏ và sinh khối vsv được đưa xuống ruột non sẽ được tiêu hóa bằng men (Lipase, Amylase, peptidase, Maltase) . Trong ruột non có các enzym tiêu hóa tiết qua thành ruột và tuyến tụy để tiêu hóa các loại tinh bột, đường, protein và lipid. Ruột non còn có chức năng hấp thu nước, muối khoáng vitamin và các Gluco, amino, và các axit béo.

9. Ruột già: 

Có chức năng lên men, hấp thu và tạo phân. Trong phần manh tràng có hệ vi sinh tương tự như dạ cỏ có vai trò lên men các sản phẩm đưa từ trên xuống, và hấp thu các dưỡng chất, các acid béo bay hơi. Hấp thu nước, tạo khuôn vfa tích trữ phân.

II. Bệnh thường gặp ở bò thịt và cách phòng tránh

1. Bệnh chướng bụng đầy hơi

Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng lên men quá mức, làm giãn nở dạ cỏ và dạ tổ ong. Bệnh xảy ra do bò ăn nhiều cỏ non, đặc biệt là vào đầu mùa mưa. Cũng có thể do ăn phải các loại thức ăn bị thối, mốc, thức ăn quá chua hoặc do thay đổi thức ăn đột ngột.

Trong số thức ăn xanh có một số loại dễ lên men như cải bắp, lá su hào, dưa chuột, dưa gang

* Triệu chứng :

Các loại thức ăn vào dạ cỏ, bị lên men và sinh ra nhiều hơi, bụng gia súc căng to dần (đặc biệt phía bên trái). Bò biếng ăn, không nhai lại, đứng lên nằm xuống bứt dứt, khó chịu, nét mặt lo lắng, hay nhìn về phía sườn và thở khó khăn. Khi bị nặng bò không đứng được, nằm nghiêng, bốn chân bơi bơi, bí đái, bí ỉa. Gõ vào vùng trên dạ cỏ, tiếng kêu như tiếng trống, tim đập gấp, yếu. Trường hợp diễn ra cấp tính và không được can thiệp kịp thời, bò bị chết trong vòng vài giờ do ngạt thở.

* Điều trị :

Phải điều trị kịp thời, nếu để chậm con vật có thể bị ngạt và chết. Tuỳ theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà áp dụng các biện pháp sau đây:

– Để bò đứng với phần thân trước cao hơn (đứng chân trước vào máng ăn hoặc chân sau trong hố). Cho ống thông bằng cao su (đường kính 3-4cm) vào thượng vị dạ cỏ để làm cho hơi thoát ra.

– Dùng nắm rơm khô hoặc dùng bọc giẻ gồm muối rang hoặc gừng, rượu, dấm trộn lẫn với nhau. Sau đó, hà sát mạnh lên hai bên sườn và lên hông trái.

– Cho bò uống bài thuốc gồm tỏi (10-20 nhánh), lá trầu không (10 lá), một bát nhỏ than xoan. Hoặc than củi tán nhỏ pha trộn với một ít dấm thanh hoặc khoảng 1 lít nước dưa chua.

– Dùng 3 quả bồ kết bỏ hạt, nướng giòn. Sau đó giã nhỏ với 3 củ tỏi to, 1 củ gừng và 1 nắm rau dăm. Hòa tất cả với 50ml nước trong cho bò uống

– Dùng pilocarpin 3% tiêm dưới da, liều 6-10ml, mỗi ngày tiêm một lần, trong 2-3 ngày liền

– Cho uống 50g muối bicarbonat Na hoặc magiê sunphat, pha với 2-3 lít nước

Trường hợp bò bị chướng hơi cấp tính, phải can thiệp ngay bằng cách chọc troca vào lõm hông trái để cho hơi thoát ra. Nhưng phải lưu ý sát trùng troca và sát trùng chỗ chọc cẩn thận; phải để cho hơi thoát ra từ từ, tránh cho bò bị chết do sốc. Sau khi chọc, tiêm thuốc trợ sức cho bò và cho ăn cháo loãng có pha chút muối.

* Phòng bệnh:

– Bảo quản tốt thức ăn cho bò, tránh thối mốc. Trường hợp chẳng may thức ăn bị hỏng phải loại bỏ, không cho bò ăn.

– Cỏ non, đặc biệt là sau khi mưa, nên thu cắt và cho ăn tại chuồng, trước khi cho ăn cần rửa sạch và phơi tái.

– Không thay đổi các loại thức ăn một cách đột ngột mà phải thay đổi từ từ và có giai đoạn chuyển tiếp.

2. Ngộ độc ở bò

Hiện nay, để bảo vệ cây trồng người ta sử dụng rất nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật. Bên cạnh đó, các nhà máy công nghiệp thải ra một lượng hoá chất độc đáng kể. Tất cả những loại hoá dược và hoá chất này ngày càng gây ô nhiễm các nguồn nước. Các bãi chăn thả bò và ô nhiễm ngay cả các loại sản phẩm-phụ phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn cho bò. Làm cho bò có thể bị nhiễm độc cấp tính hoặc nhiễm độc trường diễn

Các hoá chất gây ngộ độc cho bò thường gặp là :

– Các loại thuốc trừ sâu như: wofatox, neguvon, dipterex, sumidin…

– Thuốc diệt chuột: phosphua kẽm

– Các chất thải công nghiệp như: sunphát đồng, sunphát kẽm, axit chlohydric, axit sunphuric….

* Triệu chứng :

Tuỳ theo từng loại hoá chất và liều lượng mà bò ăn hoặc uống phải, các hoá chất này gây tác động với các mức độ khác nhau lên thần kinh trung ương, lên hệ thống tiêu hoá và các cơ quan khác của cơ thể.

– Trường hợp ngộ độc cấp diễn: bò đột ngột chảy rãi dớt như bọt xà phòng, mắt đỏ ngầu, chảy nước mắt liên tục. Một số trường hợp gia súc ỉa chảy dữ dội, thậm chí ỉa chảy có máu tươi. Các hoá chất có thể gây hưng phấn trung khu vận động. Làm cho con vật chạy nhảy, đi vòng tròn, siêu vẹo không tự chủ được. Sau đó liệt nằm một chỗ. Chất độc còn tác động lên trung khu hô hấp và tuần hoàn. Làm cho bò lúc đầu thở mạnh, tim đập nhanh, loạn nhịp. Sau đó ngừng hô hấp, truỵ tim mạch và chết rất nhanh, sau 3-6 giờ

– Trường hợp nhiễm độc trường diễn: là do gia súc tiếp nhận chất độc với lượng nhỏ. Nhưng liên tục trong một thời gian nhất định. Các chất độc tích luỹ trong cơ thể, gây ra các biến đổi bệnh lý, khó phát hiện ngay. Thông thường, đó là những biến đổi: thoái hoá gan, rối loạn tiêu hoá, bần huyết, nhiễm độc thần kinh….. Điều nguy hiểm là các chất độc này tích luỹ trong cơ thể hoặc được thải qua sữa. Người tiêu thụ loại thịt, sữa này cũng sẽ bị ngộ độc

* Chẩn đoán :

Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng như mô tả trên. Cần phân biệt với trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính. Đó là khi bị bệnh truyền nhiễm luôn luôn có sốt cao.

Trong chẩn đoán bệnh, cần kết hợp xem xét các nguy cơ gây ra ngộ độc. Đồng thời xét nghiệm thức ăn và nguồn nước để tìm chất độc

* Điều trị :

Việc xét nghiệm tìm ra chất độc mà bò bị nhiễm rất quan trọng. Cho phép áp dụng biện pháp giải độc và điều trị thích hợp. Tuy nhiên, trong trường hợp cấp bách, khi chưa xác định được loại chất độc và dựa vào các dấu hiệu lâm sàng ta có thể điều trị theo phác đồ sau đây :

+ Điều trị triệu chứng :

– Trợ tim mạch với việc tiêm long não nước hoặc cafein

– Thuốc an thần: cho uống seduxen với liều 1mg (1 viên)/20-30kg thể trọng/ ngày

– Chống xuất huyết với việc tiêm vitamin K và vitamin C

+ Giải độc cho gia súc: hàng ngày truyền tĩnh mạch huyết thanh mặn (9%), huyết thanh ngọt (5%) đẳng trương với liều 2000ml/kg thể trọng kết hợp cho uống dung dịch orêsol: pha một gói 20g với 1000ml nước đun sôi để nguội

+ Hộ lý: để gia súc nơi thoáng khí. Nếu trời lạnh cần sưởi ấm. Cho ăn cháo loãng, dễ tiêu

* Phòng bệnh :

Hàng ngày cần chú ý kiểm tra thức ăn, nguồn nước dùng cho bò. Nếu phát hiện mùi lạ thì phải loại bỏ hoặc cách ly, không cho bò đến gần. Ở những cánh đồng có phun thuốc trừ sâu cần chờ đợi thời gian khoảng 10 ngày cho thuốc kịp phân huỷ, trước khi thu cắt cho bò. Nhìn chung, cỏ thu cắt về trước khi cho bò ăn cần rửa sạch sẽ, phơi tái.

Leave a comment