Skip to content Skip to footer

Mối nguy từ độc tố nấm mốc

Sự tồn tại của độc tố nấm mốc trong thức ăn chăn nuôi là một mối đe dọa nghiêm trọng tới ngành chăn nuôi, đặc biệt là trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay. Để giảm thiểu thiệt hại, các nhà chăn nuôi cần hiểu rõ về độc tố nấm mốc trong thức ăn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe vật nuôi và có giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Độc tố nấm mốc là gì?

  • Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới – WHO, độc tố nấm mốc hay Mycotoxin là những chất độc tự nhiên được sinh ra từ một số loại nấm mốc. Hầu hết các độc tố nấm mốc đều ổn định về mặt hóa học và tồn tại trong quá trình chế biến thực phẩm, tác động nhiệt có thể tiêu diệt được nấm mốc nhưng không loại bỏ hoàn toàn được độc tố của nó.

  • Độc tố nấm mốc là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong ngành chăn nuôi Việt Nam. Khí hậu thay đổi thất thường, độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của nấm mốc.

  • Các loại độc tố phổ biến và gây thiệt hại kinh tế nặng nề là: aflatoxin, ochratoxins, fumonisins,vomitoxin, zearalenone, trichothecenes và deoxynivalenol.

  • Mức độ ảnh hưởng của độc tố nấm mốc trên các loài khác nhau cũng không giống nhau. Gà vịt nhạy cảm với aflatoxin trong khi heo nhạy cảm hơn với zearalenone.
moi-nguy-tu-doc-to-nam-moc-05
Độc tố nấm mốc trên bắp

(Nguồn: https://nhachannuoi.vn/wp-content/uploads/2021/08/Ngo-Moc-1.jpg)

Ảnh hưởng của độc tố nấm mốc đến sức khỏe vật nuôi

Độc tố nấm mốc có thể gây ra tổn thương trên nhiều cơ quan (gan, thận, tiêu hóa, miễn dịch, da, lông và móng).

Hậu quả nghiêm trọng nhất do độc tố nấm mốc để lại là sự suy giảm miễn dịch. Thú chậm lớn lại có sức đề kháng kém, dễ nhiễm ghép các bệnh khác làm tăng chi phí thú y. Vật nuôi nhiễm độc tố nấm mốc gần như không có bất kì dấu hiệu nào đặc trưng nên thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh truyền nhiễm khác. Nhiều người chăn nuôi mắc phải trường hợp này, chỉ chăm chăm giải quyết nguyên nhân thứ phát mà không giải quyết được nguyên nhân chính khiến tình trạng giảm năng suất kéo dài dai dẳng.

Tùy vào từng loài mà có thể xuất hiện một số bệnh tích/dấu hiệu khác kèm theo:

moi-nguy-tu-doc-to-nam-moc-03
Tác hại của độc tố nấm mốc trên bò

(Nguồn: https://bizweb.dktcdn.net/thumb/1024×1024/100/009/361/files/anh-huong-doc-to-nam-bo.jpg?v=1526029345923)

moi-nguy-tu-doc-to-nam-moc-02
Tác hại của độc tố nấm mốc trên heo

(Nguồn: https://bizweb.dktcdn.net/thumb/1024×1024/100/009/361/files/anh-huong-doc-to-nam-heo.jpg?v=1526028913600)

moi-nguy-tu-doc-to-nam-moc-01
Tác hại của đốc tố nấm mốc trên gà.

(Nguồn: https://bizweb.dktcdn.net/100/080/957/files/mycotoxin.png?v=1516002810835)

Điều trị bệnh

    • Ngưng sử dụng lô thức ăn nghi ngờ nhiễm độc tố nấm.

    • Có thể cho thú nhịn ăn trong ít 24 giờ để theo dõi, đặc biệt là trong các trường hợp có sự kết hợp với các bệnh trên đường tiêu hóa.

    • Xác định nguồn chứa độc tố và loại bỏ nguyên liệu đó ra khỏi thức ăn.

    • Cho thú uống nhiều nước để tăng loại thải qua đường niệu.

    • Sử dụng các thuốc hỗ trợ để tăng sức đề kháng cho đàn: vitamin C, vitamin B,…

Việc điều trị chỉ mang tính chất ngăn cản sự tiếp xúc giữa thú nuôi và độc tố nấm mốc, giảm thiệt hại chứ không thể phục hồi hoàn toàn sức khỏe vật nuôi. Những tổn thương ở đường tiêu hóa/ sinh sản, tình trạng thú chậm lớn, sức đề kháng của thú cũng sẽ không được phục hồi tuyệt đối. Do đó, đối với bệnh lý gây ra do độc tố nấm mốc, công tác phòng bệnh giữ vai trò quyết định.

Phòng bệnh

    • Đảm bảo độ ẩm trong các nguyên liệu không vượt quá 14% để hạn chế lượng nước tự do trong tế bào vì nước là dung môi cho các phản ứng hóa học xảy ra trong đó có hoạt động sản sinh ra các độc tố của nấm mốc.

    • Sử dụng chất hấp phụ độc tố độc tố nấm mốc

    • Bảo quản nơi khô thoáng, để thức ăn lên pallet/kệ/giá.

    • Kiểm tra, khống chế độ ẩm và nhiệt độ kho chứa, chuồng nuôi.

    • Kiểm soát và trừ côn trùng, sâu mọt trong kho.

    • Sử dụng hóa chất để chống nấm mốc: biện pháp này hạn chế sử dụng do sinh mùi và có thể gây độc (nếu dùng thì chỉ dùng hạn chế ngoài môi trường không dùng trực tiếp trên nguyên liệu).

    • Trong giai đoạn chế biến, vận chuyển hoặc mua bán: chú ý nhiệt độ, độ ẩm, phân lô rõ ràng để tránh sự phát tán qua lại.

Cập nhật bản tin Tân Hữu Quí liên tục tại đây:

𝗪𝗲𝗯𝘀𝗶𝘁𝗲www.tanhuuqui.com
𝗬𝗼𝘂𝘁𝘂𝗯𝗲: youtube.com/tanhuuqui
𝗙𝗮𝗻𝗽𝗮𝗴𝗲: facebook.com/tanhuuqui
𝗟𝗶𝗻𝗸𝗲𝗱𝗶𝗻: linkedin.com/in/tanhuuqui