Skip to content Skip to footer

8 yếu tố ảnh hưởng độ bền viên thức ăn

Viên thức ăn dạng bột và viên thức ăn có thể có những khác biệt về độ bền và chất lượng. Để chuyển từ công thức thức ăn dạng bột sang dạng viên, chúng ta cần phải thực hiện một số điều chỉnh và sửa đổi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu 8 mẹo giúp tăng độ bền viên thức ăn một cách hiệu quả.

Mẹo 1: Sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm chứa sữa có thể làm cho quá trình ép viên trở nên khó khăn. Protein sữa trong thức ăn khiến nguyên liệu trở nên cứng và cuối cùng, viên thức ăn sẽ rất cứng. Tránh sử dụng whey protein cô đặc trong công thức ép viên, trừ khi sử dụng ở nồng độ thấp như một chất hỗ trợ tạo viên.

meo-giup-tang-do-ben-vien-thuc-an-02
Mẹo 1: Sản phẩm từ sữa

Mẹo 2: Axit amin và đường khử

Phản ứng Maillard xảy ra khi đường khử (ví dụ như glucose từ sucrose hoặc lactose bị thủy phân) tiếp xúc với một acid amin tự do. Quá trình này làm hư hỏng acid amin và đường, từ đó làm giảm chất dinh dưỡng trong thức ăn.

meo-giup-tang-do-ben-vien-thuc-an-03
Mẹo 2: Axit amin và đường khử

Mẹo 3: Phụ gia nhạy cảm với nhiệt

  • Phụ gia nhạy cảm với nhiệt là những chất cần được xem xét cẩn thận khi sử dụng trong công thức ép viên. Đây bao gồm phytase, probiotic và một số loại vitamin. Trên thị trường, hiện đã có các sản phẩm phụ gia chịu nhiệt cao được khuyến nghị để thay thế cho những loại không chịu nhiệt.

  • Một giải pháp khác có thể là tăng nồng độ sử dụng của các nguyên liệu không bền nhiệt và giảm nhiệt độ tạo viên, nhưng điều này có thể tốn kém. Mặt khác, các nguyên liệu bền nhiệt thường có giá đắt hơn. Do đó, có thể hợp lý hơn khi chọn sử dụng một nguồn khác cho phụ gia hoặc chất dinh dưỡng nếu có sẵn.
meo-giup-tang-do-ben-vien-thuc-an-04
Mẹo 3: Phụ gia nhạy cảm với nhiệt

Mẹo 4: Chất làm trơn chảy và chống vón cục

Chất làm trơn chảy và chống vón cục được sử dụng để giải quyết vấn đề khó trơn chảy và bị đóng bánh trong quá trình nghiền mịn bắp và lúa mì để sản xuất thức ăn. Nếu không cần thiết, có thể tiết kiệm chi phí bằng cách không sử dụng các chất này, trừ khi nhà máy sản xuất thức ăn gặp các vấn đề tương tự khi hỗn hợp sau khi trộn được chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trong dây chuyền sản xuất.

meo-giup-tang-do-ben-vien-thuc-an-05
Mẹo 4: Chất làm trơn chảy và chống vón cục

Mẹo 5: Chất hỗ trợ tạo viên

  • Chất hỗ trợ tạo viên là một chất phụ gia được sử dụng để giải quyết vấn đề ép viên thức ăn không đạt chất lượng (viên mềm và dễ vỡ).

  • Để khắc phục vấn đề này, ta có thể thêm vào công thức một loại chất phụ gia được gọi là “chất hỗ trợ tạo viên”.

  • Ngoài ra, một số nguyên liệu tự nhiên như lúa mì và whey protein cô đặc có thể được sử dụng để làm cho viên viên thức ăn cứng hơn. Sử dụng dầu và mật đường giúp giảm ma sát khi viên thức ăn qua khuôn, làm cho viên viên được tạo ra đồng đều hơn. Các nguồn chất xơ ở mức phù hợp cũng được sử dụng để cung cấp độ cứng cho viên thức ăn. Tất cả những nguyên liệu này có thể thay thế cho các chất hóa học trong quá trình tạo viên thức ăn.
meo-giup-tang-do-ben-vien-thuc-an-06
Mẹo 5: Chất hỗ trợ tạo viên

Mẹo 6: Kích thước hạt đồng đều

  • Thức ăn có kích thước hạt không đồng đều sẽ làm quá trình ép viên trở nên khó khăn, đặc biệt khi kích thước viên thức ăn giảm. Những hạt lớn có thể gây phá vỡ cấu trúc viên ngay cả khi gặp một áp lực nhẹ trong quá trình xử lý. Điều này dẫn đến việc tạo ra lượng lớn bụi, gây bất lợi cho lượng thức ăn đưa vào cho động vật.

  • Trong một số nhà máy, nguyên liệu được nghiền mịn với nhau đến kích thước hạt tối thiểu để đảm bảo tính bền vững của viên thức ăn.
meo-giup-tang-do-ben-vien-thuc-an-07
Mẹo 6: Kích thước hạt đồng đều

Mẹo 7: Chất lỏng

Lượng dầu/mỡ và rỉ mật đường có thể khác nhau khi sử dụng trong thức ăn bột so với thức ăn viên. Một số nhà máy sản xuất thức ăn có thể sử dụng một phần chất lỏng sau quá trình ép viên, nhưng điều này dẫn đến tăng chi phí sản xuất. Ngoài ra, chất lỏng trong viên thức ăn dễ bị rò rỉ ra bên ngoài khi bao bì không có lớp lót nhựa.

meo-giup-tang-do-ben-vien-thuc-an-08
Mẹo 7: Chất lỏng

Mẹo 8: Ngũ cốc và độ bền của viên thức ăn

  • Khi sử dụng bắp nghiền mịn, ta có thể tạo ra viên thức ăn có độ bền đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, khi kết hợp bắp nghiền thô thông thường (khoảng 600-800 micron) với bột đậu nành nghiền thô (trên 900 micron), viên thức ăn dễ vỡ và có độ bền khá kém. Điều này thường được xem là không mong muốn, đặc biệt đối với thức ăn thương mại (mặc dù một số động vật có thể không quan tâm hoặc thậm chí thích những viên dễ vỡ này).
  • Mặt khác, lúa mì được biết đến là một nguồn ngũ cốc giúp tạo ra viên thức ăn cứng hơn do chứa nhiều gluten.
  • Một chuyên gia vận hành hệ thống sản xuất có kiến thức và kinh nghiệm có thể hỗ trợ những người mới làm công thức để giải quyết các vấn đề trên (tuy tiếc là không có nhiều trường đại học, như Đại học Bang Kansas, cung cấp các khóa học như vậy). Ngoài ra, một người giàu kinh nghiệm và hiểu rõ máy móc của nhà máy có thể ép viên cho gần như bất kỳ công thức thức ăn nào – ít nhất theo kinh nghiệm của tôi, nhưng những người có kỹ năng như vậy rất hiếm và khó tìm kiếm.
  • Việc ép viên thức ăn chăn nuôi không phải dễ dàng. Nó đòi hỏi sửa đổi công thức, sử dụng máy móc tốt và người vận hành có kỹ năng cao. Do đó, không phải công thức nào cũng tạo ra thức ăn viên chất lượng tốt.
meo-giup-tang-do-ben-vien-thuc-an-09
Mẹo 8: Ngũ cốc và độ bền của viên thức ăn

 

Nguồn: FeedStrategy

Biên dịch: Ecovet Team

Cập nhật bản tin Tân Hữu Quí liên tục tại đây:

𝗪𝗲𝗯𝘀𝗶𝘁𝗲: www.tanhuuqui.com
𝗬𝗼𝘂𝘁𝘂𝗯𝗲: youtube.com/tanhuuqui
𝗙𝗮𝗻𝗽𝗮𝗴𝗲: facebook.com/tanhuuqui
𝗟𝗶𝗻𝗸𝗲𝗱𝗶𝗻: linkedin.com/in/tanhuuqu