Skip to content Skip to footer

Xu Hướng Và Triển Vọng Mô Hình Nuôi Ếch Thương Phẩm Hiện Nay

Xu hướng nuôi ếch thương phẩm

Trong những năm qua phong trào thi đua phát triển kinh tế tại các địa phương đã trở thành những động lực lớn cho các hộ gia đình, các trang trại mạnh dạn đổi mới đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế vườn hộ, trang trại… Từ đó, đã cải thiện được nền kinh tế ngành nông nghiệp, nâng cao được đời sống vật chất, tinh thần người dân.

Hiện nay, mô hình nuôi ếch thương phẩm đang dần phổ biến ở nhiều địa phương và rất có triển vọng trong những năm sắp tới nên sức cạnh tranh thị trường ngày một tăng cao.

Vì vậy, người chăn nuôi cần nắm được những đặc điểm của loài ếch cũng như được tiếp cận với những kĩ thuật nuôi ếch thương phẩm bài bản hơn, để đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất, đem lại nguồn lợi nhuận cao. Cùng tìm hiểu tổng quan về đặc điểm của loài ếch để có những phương pháp chăn nuôi ếch hiệu quả hơn.

Sơ lược về loài Ếch

Ếch là loài biến nhiệt, thân nhiệt của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh. Trong tự nhiên, ếch sống ở những nơi ẩm ướt, các đầm nước ngọt. Chúng thường sinh sản vào khoảng tháng 4 – tháng 8 hằng năm. Ngoài ra, trong hệ thống nuôi tập trung người ta còn có thể điều chỉnh số lứa đẻ trong năm bằng cách tiêm hormone kích thích sinh sản gây lên giống đồng loạt.

Hình thái bên ngoài loài ếch

Để thích nghi với môi trường sống vừa trên cạn vừa dưới nước, ếch có các đặc điểm ngoại hình sau:

    • Da trần, phủ chất nhầy, ẩm, dễ thấm khí

    • Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra; tai có màng nhĩ

    • Mắt và lỗ mũi ở cao trên đầu; mũi thông với khoang miệng

    • Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước

    • Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt)

Vòng đời của loài Ếch

Ếch là động vật lưỡng cư có vòng đời trải qua quá trình biến thái và thay đổi tập tính rất thú vị. Cùng tìm hiểu những đặc điểm thú vị của loài ếch qua từng giai đoạn của vòng đời sau đây.

Vòng đời của ếch trải qua quá trình biến thái hoàn toàn với các giai đoạn: trứng => nòng nọc =>  nòng nọc có chân => ếch con => ếch trưởng thành.

Quá trình biến thái của loài ếch

Giai đoạn 1: Trứng ếch

Ếch là loài đẻ trứng, sự thu tinh được diễn ra ở bên ngoài cơ thể ếch mẹ, mỗi cặp ếch có thể đẻ lên đến vài nghìn trứng trong 1 vụ sinh sản. Sở dĩ đẻ nhiều như vậy là vì quá trình từ giai đoạn thụ tinh đến giai đoạn ếch trưởng thành, trứng và ếch con phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm xung quanh. Trong môi trường thích hợp, trứng đã được thụ tinh sẽ nở thành nòng nọc sau 7-10 ngày.

Giai đoạn 2: Nòng nọc

Khi nòng nọc 30-40 ngày tuổi, 2 chân sau mọc ra, tiếp đến là 2 chân trước, đuôi ngắn dần và rụng đi, phổi phát triển, nòng nọc biến thái hoàn toàn thành ếch con.

Giai đoạn 3: Ếch con

Sau khi rụng đuôi, nòng nọc trở thành ếch con và thay đổi hoàn toàn tập tính sống. Chúng có thể rời khỏi nước và chuyển sang ăn mồi động vật (côn trùng, sâu bọ, giun,…)

Giai đoạn 4: Ếch trưởng thành

Ếch con tiếp tục sinh trưởng và phát triển thành ếch trưởng thành. Đến 8 – 10 tháng tuổi ếch thành thục sinh dục và có những đặc điểm sinh sản khác biệt giữa ếch đực và cái, giúp người chăn nuôi có thể dễ dàng nhận biết và phân tách đàn.

Phân biệt ếch đực và cái

    • Ếch đực: Có 2 màng kêu (2 chấm đen) ở hàm dưới, hai bên hầu, gọi là túi âm thanh. Bàn chân trước nhám, có mấu thịt hóa sừng; cùng tuổi ếch đực nhỏ hơn ếch cái, ếch đực càng già màng kêu càng to, tiếng kêu càng lớn.

    • Ếch cái: Ếch cái thường có bụng to, mềm vào mùa sinh sản

Hình thái ếch đực (trái) và ếch cái (phải)

Ếch là loài ăn thịt, ăn cỏ hay ăn tạp?

Trong khi nòng nọc ăn tảo và các loài thực vật để phát triển thì đa số các loài ếch là động vật ăn thịt. Các giống ếch thương phẩm ngày nay đều là loài ăn thịt, chúng có xu hướng tiêu thụ các loại thức ăn di động (như côn trùng, cá con, giun,…) thậm chí là những ếch nhỏ hơn (nếu trong điều kiện bất lợi).

Thị giác kém phát triển

Ngoại hình ếch nổi bật với đôi mắt to tròn nhưng ngược lại, ếch có thị giác rất kém, chúng chỉ nhận biết được con mồi ở khoảng cách 10cm. Do đó thức ăn cho ếch trong tự nhiên thường là các loại mồi di động, còn đối với thức ăn nổi người ta thường sử dụng những loại thức ăn có mùi thơm để thu hút ếch.

Ếch là loài có thị giác kém

Vị giác nhạy cảm

Ếch có vị giác nhạy cảm, có thể cảm nhận được cả 5 vị (mặn, ngọt, đắng, chua, umami), do đó việc bổ sung thêm các chất tạo vị trong thức ăn của ếch rất có ý nghĩa về mặt cải thiện lượng thức ăn ăn vào của chúng. Đặc biệt là vị umami – thường có trong những nguyên liệu chứa nhiều acid glutamic, người ta thường bổ sung các nguyên liệu này vào thức ăn để tăng độ ngon miệng, kích thích ếch ăn nhiều hơn, tăng trọng nhanh hơn.

Ếch săn mồi bằng lưỡi

Theo Alexis Noel (2017), nước bọt của ếch có tính chất vật lý đặc biệt cho phép nó biến đổi từ dạng đặc sệt như mật ong sang dạng lỏng chỉ trong một vài mili giây giúp bắt giữ con mồi.

Lưỡi được xem là siêu vũ khí giúp ếch bắt mồi nhanh như chớp, biến kẻ thù trong phút chốc trở thành miếng mồi ngon.

Với đặc điểm là loài ăn thịt – Giải pháp dinh dưỡng cho ngành chăn nuôi Ếch là gì?

Trước xu hướng mở rộng mô hình nuôi ếch thương phẩm như hiện nay. Với đặc tính thích ăn thịt động vật (như côn trùng, cá con, giun,…), thì sẽ là một sự khó khăn lớn cho ngành chăn nuôi ếch về mặt đáp ứng nguồn thức ăn từ động vật cho trang trại, cũng như về mặt giá thành. Vậy phải dùng nguồn thức ăn nào cho ếch để vừa đảm bảo đủ nguồn cung, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt chuẩn chất lượng đầu ra?

Hiểu được sự đối mặt với khó khăn của ngành chăn nuôi Ếch, Tân Hữu Quí đã nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm PROCELL PLUS giúp đáp ứng nguồn cung đạm thay thế một phần cho đạm từ động vật, với các chỉ số hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của ếch, đảm bảo chất lượng đầu ra. Ngoài ra đây là nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước nên nguồn cung và giá thành ổn định trong năm, giảm thiểu sự lo lắng cho chủ các trang trại lớn trong việc tìm nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.

Giải pháp dinh dưỡng cho ếch

Thế giới động vật tồn tại rất nhiều điều bí ẩn và thú vị. Việc nắm bắt các tập tính, nhu cầu của động vật không chỉ đơn thuần là cập nhật kiến thức mới về ngành nghề, mà còn giúp cho người chăn nuôi tạo môi trường thích hợp cho từng loại vật nuôi, đảm bảo sức khỏe và phúc lợi động vật, từ đó góp phần cải thiện năng suất đàn vật nuôi, xây dựng hệ thống chăn nuôi hiện đại theo xu hướng mới của toàn cầu.

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người chăn nuôi hiểu hơn về một số đặc điểm sinh học của ếch – loài vật nuôi có giá trị kinh tế cao này.

Cùng chờ đón những chuỗi bài chia sẻ kiến thức về kĩ thuật nuôi ếch thương phẩm tiếp theo từ chúng tôi nhé.

Tân Hữu Qúi – Nhà cung cấp đạm đơn bào hàng đầu Việt Nam

Nhận mẫu thử Procell Plus miễn phí

Quý Khách hàng vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ để nhận tài liệu, mẫu thử miễn phí và tư vấn chi tiết.

 
Cập nhật bản tin Tân Hữu Quí liên tục tại đây:

Xem thêm một số bài viết liên quan:

 

 

 

 

Leave a comment

viVietnamese