Skip to content Skip to footer

3 MẸO QUẢN LÝ KHẨU PHẦN ĂN CHĂN NUÔI KHÔNG KHÁNG SINH

Không sử dụng kháng sinh trong khẩu phần ăn chăn nuôi hiện nay đang rất được chú trọng. Bởi các nhà sản xuất nhận thấy ảnh hưởng tiêu cực của kháng sinh lên vật nuôi. Bên cạnh đó là đảm bảo an toàn cho con người khi sử dụng là thực phẩm. Chính vì vậy, việc căn chỉnh và quản lý khẩu phần ăn là điều mà nhiều nhà sản xuất quan tâm.

Hãy cùng Tân Hữu Quí tìm hiểu thêm trong bài viết sau đây nhé!

Quản lí khẩu phần ăn chăn nuôi không kháng sinh

1. Cải thiện nguyên liệu thô trong khẩu phần ăn chăn nuôi


Đầu tiên, các nhà máy sản xuất thức ăn và người chăn nuôi phải chọn nguyên liệu phù hợp để tạo ra hỗn hợp thức ăn thích hợp. Các nguyên liệu như cám gạo, lúa gạo có thể bị nhiễm nấm mốc và nấm men nặng, do đó sẽ sản sinh độc tố. Việc sử dụng chúng phải được tối ưu hóa trong các tổ hợp công thức hiện đại. Các chất ức chế nấm mốc có thể được sử dụng để làm giảm nấm mốc. Tuy nhiên, thời điểm áp dụng là khi các độc tố như nấm mốc đã hình thành.


2. Tối ưu hóa tổ hợp công thức khẩu phần ăn chăn nuôi


Thứ hai, phải thay đổi khẩu phần ăn tốt hơn để tối ưu hệ thống sản xuất. Tổ hợp khẩu phần hiện nay giúp giải quyết hầu hết các vấn đề và sử dụng tối ưu nguồn protein và axit amin. Tổ hợp công thức khẩu phần được mô phỏng trong phần mềm tương ứng và được chấp nhận trong thực tế. Tuy nhiên, khẩu phần ăn thường bổ sung thừa lượng protein. Tạo ra tác động tiêu cực đến năng suất và luồng không khí trong trang trại.

Tỉ lệ thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn chăn nuôi
Tỉ lệ thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn chăn nuôi


Dinh dưỡng trong tổ khẩu phần ăn chăn nuôi cần được chú ý nhiều hơn. Một số nguyên liệu vẫn còn được đánh giá thấp. Tác động của các chất phụ gia như các chất axit hóa đặc trưng, các khoáng đa lượng và vi lượng (ví dụ: oxit magiê, đá vôi hoặc oxit kẽm có khả năng đệm cao tác động đến tiêu hóa) là rất cần thiết. Hơn nữa, chúng ta cũng nên sử dụng phytases để làm giảm lượng khoáng dư thừa trong khẩu phần. Thêm vào đó là giảm ảnh hưởng của các yếu tố kháng dưỡng trong nguyên liệu thức ăn. 


Việc tổ hợp một khẩu phần lý tưởng sẽ tác động tích cực đến phúc lợi động vật. Ví dụ, việc giảm amoniac sẽ dẫn đến giảm bệnh đường hô hấp. Bên cạnh đó là tăng chất lượng heo con và sức khỏe động vật nói chung tốt hơn.

3. Quản lý và tối ưu hóa lượng dinh dưỡng ăn vào

3.1 Quản lý khẩu phần ăn


Quản lý thức ăn và lượng dinh dưỡng hấp thụ là thách thức lớn nhất. Vì hầu hết các kháng sinh kích thích tăng trưởng (AGPs) có hoạt tính chống lại vi khuẩn gram dương. AGP tiêu diệt các vi khuẩn gram dương với các tác dụng ức chế được thiết lập. Một số đặc tính điều hòa miễn dịch có thể cung cấp một giải pháp tốt nhất để phòng bệnh và chữa bệnh.


Sự điều hòa miễn dịch bị thay đổi sẽ dẫn đến phản ứng viêm. Phản ứng viêm dẫn đến một loạt các thay đổi sinh hóa, sinh lý và hành vi. Điều này ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng hấp thu cùng với việc giảm lợi nhuận và năng suất. Ảnh hưởng quan trọng nhất của đáp ứng miễn dịch là giảm lượng ăn vào. Sau đó là giảm sự tiêu hóa chất dinh dưỡng (chủ yếu là chất béo và một số axit amin). Giảm lượng ăn vào chiếm 68% của sự giảm tăng trưởng do E. coli.
Bên cạnh quá trình điều hòa miễn dịch, các chiết xuất thực vật có thể điều chỉnh hệ miễn dịch.

3.2 Tối ưu hóa chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn chăn nuôi


Một nghiên cứu gần đây cho thấy ảnh hưởng có lợi của thực vật giàu flavonoid đối với heo con. Kết quả là tăng tỷ lệ villi:crypt trong ruột non khi cho ăn chiết xuất thực vật. Nhóm nghiên cứu giả định rằng chiều cao của nhung tăng lên dẫn đến cải thiện chức năng tiêu hóa vcủa ruột. Điều này là do bề mặt hấp thu tăng. Biểu hiện của các enzym ở bề mặt lông nhung và hệ thống vận chuyển chất dinh dưỡng tăng. 


Họ kết luận rằng khi cho heo ăn thực vật giàu chất polyphenol có thể giúp ngăn chặn hoạt động của NF-κB trong ruột non của heo. Điều này có thể cung cấp một chiến lược khẩu phần ăn hữu ích. Để ức chế phản ứng viêm trong ruột. Các nghiên cứu khác cũng có thể được giả định ở gà cũng như các loài thủy sinh.

Một vấn đề nữa bên cạnh lượng ăn vào và khả năng tiêu hóa không hiệu quả là vấn đề tác động đến khả năng tiêu hóa chất dinh dưỡng. Nghiên cứu đã chỉ ra tác động thú vị đối với khả năng tiêu hóa hồi tràng của các chất dinh dưỡng được chọn lọc sau khi tiêm tĩnh mạch gà thịt con với E. coli. Tóm lại, kết quả cho thấy khả năng tiêu hóa methionine, lipid, retinol, lutein, canxi và sắt bị ảnh hưởng tiêu cực. Khả năng tiêu hóa giảm tới 37%.


Kết luận và triển vọng tương lai


Các nhà máy sản xuất thức ăn và người chăn nuôi nên tìm hiểu thêm các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất chăn nuôi động vật không kháng sinh. Bên cạnh lựa chọn nguyên liệu thô, chúng ta cũng nên tối ưu hóa và tinh chỉnh khẩu phần. Từ đó, có được kết quả tốt nhất có thể. Điểm này sẽ thu hút sự quan tâm nhiều hơn trong tương lai về sức khỏe động vật. Ví dụ như tổn thương đường tiêu hóa, khí thải amoniac và bệnh hô hấp.


Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất là giải quyết tình trạng viêm và quản lý tác động của nó đối với lượng ăn vào, năng suất và sức khỏe động vật.

Mix-Alive được chiết xuất từ thực vật có tính kháng khuẩn cao, là một giải pháp thay thế kháng sinh đầy sáng tạo để tiêu diệt mầm bệnh, trì hoãn kí sinh trùng di chuyển dến vật chủ, giúp duy trì và tối ưu sức khỏe của vật nuôi, đặc biệt là trên các loài thủy sản (tôm, cá, ếch,…).

Với những năm gần đây, tình hình sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đạt mức báo động, sản phẩm Mix – Alive là một giải pháp tuyệt vời cho tình hình lạm dụng kháng sinh đang diễn ra trên thị trường chăn nuôi.

Tân Hữu Qúi là nhà phân phối chính thức Mix-Alive thuộc tập đoàn MixScience tại Việt Nam.

Quý khách có nhu cầu tham khảo về các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH TMDV TÂN HỮU QUÍ
2, Đường số 2, P. Phước Long B, TP. Thủ Đức, TP.HCM

Tư vấn hỗ trợ Mix – Alive

Ms. Phalel – 0916.497.717 (zalo/whatsapp)
Ms. Hương – 0916.002.934 (zalo/whatsapp)

Facebookhttps://www.facebook.com/tanhuuqui

Youtube: https://www.youtube.com/tanhuuqui

Tham khảo watagnet.com, acarevietnam

Leave a comment