Skip to content Skip to footer

Giải pháp dinh dưỡng chống lại độc tố nấm mốc

Qua thống kê về tình hình độc tố nấm mốc trên thế giới và những thiệt hại gây ra từ đó nhận thấy: đây là vấn đề toàn cầu, cấp thiết và cần có sự phối hợp xử lý ở nhiều giai đoạn khác nhau. Không đơn thuần dừng lại ở khâu đảm bảo chất lượng hàng hóa khi bảo quản mà cần phải quan tâm đến vấn đề độc tố nấm mốc ngay trong cả giai đoạn sinh trưởng của cây trồng vì nấm mốc có thể tồn tại sẵn trên nông sản trước khi thu hoạch. Tùy vào loài nấm mà có thể gây bệnh trên cây trồng hoặc không. Do đó dù phát hiện hay không phát hiện được bệnh do nấm, đã sử dụng biện pháp nào để loại bỏ mầm bệnh trên cây trồng hay chưa thì độc tố nấm mốc trên nông sản vẫn có thể hiện diện nếu trước đó cây trồng nhiễm nấm mốc. Cùng Tân Hữu Quí tìm hiểu những giải pháp dinh dưỡng chống độc tố nấm mốc qua bài viết dưới đây.

Vậy đâu mới là phương pháp triệt để loại bỏ nguy cơ độc tố nấm mốc?

Như đã đề cập, để kiểm soát tốt tình trạng độc tố nấm mốc trên các nguyên liệu đòi hỏi sự phối hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi. Do đặc thù của 2 ngành nghề khác nhau nên đôi khi vấn đề nhiễm nấm trên cây trồng dễ bị bỏ qua. Mặc dù trong ngành thức ăn chăn nuôi đã áp dụng các biện pháp để kiểm soát độc tố nấm mốc nhưng sự ngộ độc vẫn xảy ra thường xuyên và gây ra nhiều thiệt hại. Vì vậy, việc tìm kiếm loại nguyên liệu mới ít nguy cơ nhiễm độc tố nấm mốc để cung cấp năng lượng thay thế một phần cho các nguyên liệu truyền thống có nguy cơ nhiễm độc tố nấm mốc cao là giải pháp hiệu quả nhất hiện nay.

giai-phap-dinh-duong-chong-lai-doc-to-nam-moc-01
Hình 1. Độc tố nấm mốc trên bắp

(Nguồn: https://pbs.twimg.com/media/FTtzCBBXwBIpcXx.jpg)

Nguyên liệu chính cung cấp năng lượng được sử dụng trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi ở nước ta hiện nay chủ yếu là bắp. Theo thống kê các năm, đây là nguồn nguyên liệu có tỷ lệ nhiễm độc tố cao nhất. Nguyên liệu này ở Việt Nam chủ yếu đến từ việc nhập khẩu. Hoạt động nhập khẩu nguyên liệu từ nhiều vùng địa lý khác nhau dễ xảy ra tình trạng vấy nhiễm nhiều loại độc tố nấm mốc khác nhau so với chỉ sử dụng nguyên liệu từ một vùng nhất định. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu nhập khẩu gần đây liên tục biến động do hậu quả của đại dịch COVID – 19 và tình hình chiến sự Nga – Ukraine. Dưới đây là một số nguyên liệu có thể dùng thay thế bắp để cung cấp năng lượng:

Tấm

Đây là nguồn nguyên liệu trong nước, ổn định về nguồn cung và giá cả. Xét về khía cạnh dinh dưỡng, hàm lượng các chất dinh dưỡng và năng lượng cung cấp từ tấm tương đương với bắp, vượt trội hơn bắp về đặc tính hàm lượng xơ rất thấp, không chứa các chất kháng dinh dưỡng, ít nguy cơ nhiễm độc tố nấm mốc và giàu vitamin nhóm B hơn so với bắp. Tuy nhiên, trên bắp lại có nhiều sắc tố tự nhiên, góp phần tạo màu cho lòng đỏ trứng và màu da của gia cầm. Nên nếu dùng tấm thay thế bắp trong thức ăn của gia cầm cần quan tâm đến việc bổ sung thêm sắc tố từ các nguồn khác.

giai-phap-dinh-duong-chong-lai-doc-to-nam-moc-02
Hình 2. Tấm

Cám gạo

Lúa là cây trồng chính ở Việt Nam, sản lượng lớn, được trồng và thu hoạch gần như quanh năm. Kéo theo sản lượng cám gạo hằng năm cũng lớn. Đây là nguyên liệu có giá trị năng lượng cao. Hàm lượng vitamin nhóm B cao là đặc điểm chung của hầu hết các nguyên liệu có nguồn gốc từ lúa gạo. Nhược điểm của nguyên liệu này là dễ ôi do có hàm lượng chất béo cao và trong thành phần chứa nhiều lignin khó tiêu hóa từ các mảnh trấu lẫn vào.

giai-phap-dinh-duong-chong-lai-doc-to-nam-moc-03
Hình 3. Cám gạo

(Nguồn: https://cdn.chiaki.vn/unsafe/0x792/left/top/smart/filters:quality(75)/https://chiaki.vn/upload/product/2016/07/dau-cam-gao-susinia-nguyen-chat-giau-vitamin-e2-28072016171708.jpg)

Khoai mì lát

Đây là nguồn nguyên liệu giàu tinh bột, ít xơ. Cung cấp năng lượng cao với sản lượng lớn, ổn định về giá cả. Tuy nhiên, bột mì chứa độc tố acid cyanhydric (HCN) mặc dù đã có phương pháp xử lí độc tố nhưng vẫn nên tính toán hàm lượng sử dụng hợp lý để đảm bảo an toàn cho vật nuôi.

giai-phap-dinh-duong-chong-lai-doc-to-nam-moc-04
Hình 4. Khoai mì lát

( Nguồn: https://thuongtruong2-fileserver.nvcms.net/IMAGES/2020/05/202005200330CH15.jpg)

Lúa mì

Lúa mì chứa nhiều tinh bột (tương đương với bắp hạt) và có hàm lượng protein cao hơn bắp. Bên cạnh đó, nguyên liệu này có nguy cơ nhiễm độc tố nấm mốc thấp hơn so với bắp hạt. Lúa mì có nguồn gốc chủ yếu từ việc nhập khẩu, do đó cần kiểm soát kĩ đầu vào, lựa chọn đơn vị phân phối uy tín để thu mua nhằm đảm bảo chất lượng nguyên liệu.

giai-phap-dinh-duong-chong-lai-doc-to-nam-moc-05
Hình 5. Lúa mì

(Nguồn: https://www.worldatlas.com/r/w1200/upload/d8/f0/68/shutterstock-116527159.jpg)

Lúa mạch

Lúa mạch là nguyên liệu cung năng lượng chính trong thức ăn tại các nước châu Âu. Với hàm lượng tinh bột cao, giàu protein, lúa mạch thường cạnh tranh với bắp và lúa mì. Nếu so sánh với thành phần dinh dưỡng của bắp thì lúa mạch có hàm lượng tinh bột thấp hơn, xơ cao nhưng lại chứa nhiều protein hơn, có sử dụng lúa mạch để thay thế một phần bắp hạt trong khẩu phần thức ăn.

giai-phap-dinh-duong-chong-lai-doc-to-nam-moc-07
Hình 6. Lúa mạch

(Nguồn: https://www.isaaa.org/kc/cropbiotechupdate/files/images/8182020113132PM.jpg)

Tinh bột làm chín

Nguyên liệu này chứa tinh bột gạo đã được xử lý, cung cấp năng lượng tiêu hóa cao, có thể sử dụng để thay thế bắp hạt/bắp ép đùn. Đặc điểm nổi bật của tinh bột làm chín là dễ tiêu hóa, không chứa chất xơ, các chất kháng dinh dưỡng và độc tố nấm mốc. Do đã qua quá trình xử lý nên nguồn nguyên liệu này không chứa các vi sinh vật gây bệnh, an toàn sử dụng cho vật nuôi. Tinh bột làm chín đặc biệt thích hợp sản xuất thức ăn heo con, gà con. Bên cạnh đó, nguyên liệu này xuất sứ trong nước nên ổn định về giá cả và sản lượng.

DSCF3391
Hình 7 Tinh bột làm chín Giải pháp dinh dưỡng chống độc tố nấm mốc

Để tìm hiểu thêm về nguồn nguyên liệu tinh bột làm chín. 

Liên hệ:

Cập nhật bản tin Tân Hữu Quí liên tục tại đây:

𝗪𝗲𝗯𝘀𝗶𝘁𝗲: www.tanhuuqui.com
𝗬𝗼𝘂𝘁𝘂𝗯𝗲: youtube.com/tanhuuqui
𝗙𝗮𝗻𝗽𝗮𝗴𝗲: facebook.com/tanhuuqui
𝗟𝗶𝗻𝗸𝗲𝗱𝗶𝗻: linkedin.com/in/tanhuuqu