Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Phần 2 – Người chăn nuôi bỏ chuồng vì gánh nặng chi phí: Càng nuôi càng lỗ, nhà nông lâm vào ngõ cụt

“Giờ chăn nuôi cũng chết, bỏ chuồng không nuôi nữa cũng chết. Chẳng biết tính sao”

một chủ trang trại đang nuôi 1.500 lợn nái, 10.000 con lợn thịt ở Sơn La than thở
Càng nuôi càng lỗ, 60-70% nông hộ nuôi lợn bỏ trống chuồng


Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Nguyễn Công Bắc, chủ trang trại chăn nuôi quy mô 7ha ở TP Sơn La (tỉnh Sơn La) cho biết, do gánh nặng chi phí đầu vào tăng lên, trong khi dịch tả lợn châu Phi vẫn đang đe dọa đàn lợn nên nhiều hộ không dám đầu tư chăn nuôi nữa.

“Tại Sơn La, ước tính có khoảng 50% số hộ đã bỏ nuôi lợn, hoặc giảm đàn do họ chán nghề nuôi lợn quá rồi. Hiện chỉ còn các trang trại lớn, công ty là còn đủ sức duy trì đàn lợn. Bản thân tôi dù có trang trại nuôi lợn lớn nhất nhì tỉnh Sơn La, nhưng trước tình hình này tôi cũng phải giảm đàn lợn nái” – ông Bắc chia sẻ.

Công nhân chăm sóc đàn lợn thịt tại trang trại của ông Nguyễn Công Bắc ở TP.Sơn La (tỉnh Sơn La).

Bình thường, HTX Toản Duyên, xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp (Sơn La) luôn duy trì nuôi hơn 40 con bò, hơn 100 con lợn và hàng nghìn con gia cầm. Nhưng từ khi giá cám các loại cùng tăng phi mã, việc chăn nuôi cũng như thu nhập của HTX bị ảnh hưởng rất nhiều.

Giám đốc HTX Lò Văn Toản tính toán: Từ đầu năm đến nay, giá một bao cám thức ăn cho lợn là 450.000 đồng/bao 25kg; tăng thêm 7.500 đồng/bao. Nếu bây giờ bán lợn, 1 tạ được gần 6 triệu đồng, nhưng tiền thức ăn chăn nuôi đã tốn hơn 3 triệu đồng, tiền giống 2 triệu đồng/con, chưa kể dịch bệnh gây hao hụt, các chi phí khác như điện, nước, thú y, công lao động…

Đắk Lắk đón “làn sóng” đầu tư nông nghiệp công nghệ cao lớn chưa từng có, nhiều dự án nuôi heo, gà “khủng”
Đắk Lắk đón “làn sóng” đầu tư nông nghiệp công nghệ cao lớn chưa từng có, nhiều dự án nuôi heo, gà “khủng”
Đối với nuôi gà, giá bình quân hiện nay là 75.000 đồng/kg gà thịt, nuôi 4 tháng mới được 2kg, nhưng chi phí thức ăn đã là 80.000 đồng/con, cộng với chi phí giống, thuốc thú y, hết khoảng 110.000 đồng/con. Nếu giá cám chưa tăng thì tổng chi phí khoảng 80.000 đồng/con, như vậy khó chồng khó.

Cũng theo đại diện HTX Toản Duyên, những người nuôi trâu bò thì đỡ chi phí hơn vì có thể giảm cám, tăng cho ăn cỏ. Tuy nhiên, giá trâu bò hơi gần đây cũng liên tục giảm do nhu cầu thấp, trước đây giá bò hơi đạt 80.000 – 90.000 đồng/kg, thì nay chỉ khoảng 70.000 đồng.

Trao đổi với Dân Việt, anh Nguyễn Văn Quý, thôn Điềm Tây, xã Minh Phượng, huyện Tiên Lữ (Hưng Yên) cho biết, hiện nay gia đình anh đang nuôi 150 lợn thịt và 20 lợn nái. Trong vài ngày gần đây giá lợn hơi có xu hướng tăng nhẹ, dao động quanh mức 54.000 – 62.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, theo anh Quý, phải là những con heo đẹp thì mới bán được giá 62.000 đồng/kg. Giá heo hơi tăng trở lại khiến người chăn nuôi rất vui mừng. Nhưng hiện nay giá cám và chi phí sản xuất tăng quá cao nên người dân không có lãi.

“Những hộ nào chăn nuôi tốt, chủ động được nguồn con giống, giữ được đầu con thì với giá 62.000 đồng mới có lãi một chút. Còn đối với những hộ có heo bị bệnh, hay phải mua con giống thì gần như bị thua lỗ”, anh Quý chia sẻ với Dân Việt.

Cũng theo anh Quý, trên địa bàn xã Minh Phượng, số lượng nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang bị thu hẹp do dịch tả lợn châu Phi, người dân không còn vốn để tái sản xuất, nhiều chuồng trại bị bỏ không.

Anh Phạm Minh Khoa – chủ trại lợn ở huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai), đang cố gắng duy trì đàn lợn trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục.
Người chăn nuôi heo lâm vào ngõ cụt


Trao đổi với PV Dân Việt, ông Nguyễn Kim Đoán – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết: Từ đầu năm 2022 đến nay, các doanh nghiệp đã tăng giá cám 6 lần. Trung bình mỗi tháng tăng 1 lần, mỗi lần tăng 400 đồng/kg, tương đương 10.000 đồng/bao cám 25kg. Như vậy, bình quân giá 1 bao cám hiện khoảng 600.000 đồng. Để nuôi 1 con heo từ khi cai sữa tới lúc xuất chuồng, tiêu tốn hết khoảng 6 bao cám, tương đương 3,5 – 3,5 triệu đồng.

Giá cám tăng phi mã, giá thuốc thú y cũng tăng gấp đôi so với năm ngoái. Các loại chi phí vận chuyển, bốc xếp cũng tăng từng ngày, ví dụ chi phí vận chuyển trước đây 4.000-5.000 đồng/bao, nay tăng lên 8.000 đồng/bao.

“Tình hình này khiến người chăn nuôi vô cùng lo lắng, bức xúc, bởi cái gì cũng tăng mà giá heo hơi thì dưới giá thành suốt mấy tháng trời. Giá heo hơi phải đạt trên 60.000 đồng/kg nông dân mới có lãi, đó là trang trại đáp ứng được điều kiện an toàn dịch bệnh. Còn nếu trại nào không đảm bảo, bị dịch bệnh thì kiểu gì cũng lỗ” – ông Đoán nói.

Cũng theo lời ông Đoán: “Thực trạng hiện nay là người chăn nuôi đang lâm vào ngõ cụt. Nếu tiếp tục duy trì chăn nuôi thì phải chấp nhận lỗ”.

Tại khu vực Đồng Nai, ông Đoán khẳng định số lượng người chăn nuôi đã giảm tới 60-70% do bị dịch tả lợn châu Phi càn quét lên xuống. Với những trang trại không bị dịch bệnh, hoặc bị ít, cũng phải giảm đàn vì giá cám có thể còn tăng nữa.

“Vấn đề là giá heo hơi khó tăng cao như trước, do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, dẫn đến số hộ bỏ chuồng, treo chuồng ngày càng nhiều. Càng nuôi càng lỗ, họ buộc phải treo chuồng để bảo tồn đồng vốn” – ông Đoán chua xót nói.

Khi phóng viên hỏi về dự đoán giá heo hơi từ nay tới cuối năm, ông Đoán cho biết, rất khó dự đoán bởi theo dõi giá thị trường, giá heo hơi tại Trung Quốc đang tương đương với Việt Nam.

Giá heo hơi ở Lào thậm chí còn thấp hơn. Chỉ có giá heo hơi tại Thái Lan đang cao hơn, khoảng 70.000 đồng/kg.

“Tình hình này, ai cũng cho rằng thịt heo cuối năm sẽ thiếu, giá heo hơi sẽ tăng cao. Nhưng thực tế, chỉ có chăn nuôi nông hộ giảm đàn, bỏ chuồng. Còn các doanh nghiệp vẫn tồn tại, thậm chí quy mô của họ còn ngày càng lớn hơn, nhất là những doanh nghiệp có chuỗi liên kết, sản xuất được thức ăn, con giống…

Dù giá heo hơi hiện không cao, nhưng doanh nghiệp lớn vẫn có lãi nhờ họ làm chủ sản xuất. Họ “ăn” lãi nhiều nhất ở khâu bán thịt heo tới người tiêu dùng” – ông Đoán khẳng định.

ĐẠM ĐƠN BÀO – NGUỒN NGUYÊN LIỆU THAY THẾ NHIỀU TIỀM NĂNG & GIẢM CHI PHÍ CHO SẢN XUẤT TACN”

Với sự biến động giá thức ăn chăn nuôi tăng chóng mặt liên tục trong thời gian qua đã khiến ngành sản xuất TACN và kinh doanh trang trại gặp rất nhiều áp lực. Đồng thời nguồn nguyên liệu thất thường do tình trạng hầu hết phải nhập khẩu cũng khiến công tác dự báo và thu mua gặp khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến đầu ra của sản phẩm.

Nhằm mang đến một giải pháp thay thế hiệu quả cho người làm chăn nuôi, CÔNG TY TÂN HỮU QUÍ và TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM là những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nguyên liệu TACN trên thị trường, cùng đồng hành tổ chức buổi Hội Thảo với sự tham gia của  PGS.TS DƯƠNG DUY ĐỒNG – nguyên Trưởng Bộ Môn Dinh Dưỡng, nguyên Phó Hiệu Trưởng trường ĐH Nông Lâm TPHCM, nhằm chia sẻ một dòng sản phẩm giàu tiềm năng với các giá trị ưu việt chắc chắn sẽ giúp người làm chăn nuôi giải quyết được các vướng mắc:

  • Đảm bảo an toàn cho vật nuôi, thúc đẩy vật nuôi tăng trưởng khỏe mạnh.
  • Chứa nhiều giá trị dinh dưỡng vượt trội so với các nguyên liệu truyền thống
  • Sản xuất trong nước, đảm bảo sự ổn định về nguồn hàng.
  • Công nghệ sản xuất hiện đại hàng đầu thế giới, vận hành theo tiêu chuẩn sản xuất khắt khe nghiêm ngặt.
  • Dễ dàng sử dụng ngay để thay thế mà không cần đầu tư hệ thống mới.
  • Và rất nhiều giá trị khác sẽ được chia sẻ chi tiết trong chương trình.

Đặc biệt, giá cả cạnh tranh và đảm bảo mang lại hiệu quả cao hơn so với các nguyên liệu tương đương đang nhập khẩu hiện nay, chắc chắn sẽ tiết kiệm chi phí đang kể cho người làm chăn nuôi.

Chương trình sẽ được tổ chức với thời gian và địa điểm như sau:

🕗 Thời gian: 08h30, Thứ Sáu ngày 22/07/2022
📍 Địa điểm: Hội trường Cát Tường, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


Với các nội dung có tính chuyên sâu, vì vậy chương trình được tổ chức dành riêng cho các Khách mời là các đơn vị sản xuất TACN, các trang trại lớn, các chuyên gia, giảng viên trong lĩnh vực dinh dưỡng và chăn nuôi.
Chi tiết xin vui lòng xem tại đây: https://tanhuuqui.com/hoi-thao-dam-don-bao-22-07/

TÂN HỮU QUÍ – NHÀ CUNG CẤP ĐẠM ĐƠN BÀO HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Sản phẩm Phụ Gia: 0916.497.717

Sản phẩm Nông Sản: 0916313069

2 Đường Số 2, P.Phước Long B

Thành phố Thủ Đức, TP. HCM

Leave a comment